Nhà ngoại giao xuất sắc Nguyễn Duy Trinh với cách mạng Việt Nam

Phước Anh 28/10/2019 17:19

(Baonghean.vn) - Đó là nội dung chính của cuộc hội thảo khoa học về chí sỹ cách mạng, nhà ngoại giao xuất sắc Nguyễn Duy Trinh, được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng tổ chức vào chiều 28/10 tại TP. Vinh.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Phước Anh

Tham dự hội thảo, về phía Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có các đồng chí: PGS.TS Trần Minh Trưởng - Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng; PGS.TS Lê Văn Lợi - Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học; PGS.TS Nguyễn Danh Tiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng. Cùng dự có PGS.TS Vũ Hoàng Công - Tổng biên tập Tạp chí Lý luận chính trị.

Về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại diện các sở, ban, ngành liên quan và thân nhân, gia đình đồng chí Nguyễn Duy Trinh.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Phước Anh
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Phước Anh

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhấn mạnh, từ một thanh niên yêu nước, trải qua chiến đấu và rèn luyện trong phong trào cách mạng, đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã trở thành một trong những chiến sỹ cách mạng đầu tiên của Đảng, một học trò trung thành và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự năng động trong thực tiễn đầy gian khổ, hy sinh của đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã được Đảng, nhân dân tin cậy giao phó nhiều trọng trách, đặc biệt là 20 năm giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên
PGS.TS Nguyễn Danh Tiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng phát biểu đề dẫn hội thảo. Ảnh: Phước Anh

Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS.TS Nguyễn Danh Tiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng khẳng định, trong những năm kháng chiến chống Mỹ, phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế gặp nhiều khó khăn. Trên cương vị là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã tham gia nhiều hội nghị của Bộ Chính trị, của Trung ương và Chính phủ để xây dựng hoàn thiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, phù hợp với tình hình, nhằm đoàn kết, tập hợp lực lượng quốc tế hiểu đúng về Việt Nam, cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam, qua đó kêu gọi sự giúp đỡ, ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ.

Đồng chí Nguyễn Duy Trinh kí hiệp định Paris. Nguồn ảnh: baotintuc.vn (Kênh thông tin của Chính phủ do TTXVN phát hành).
Đồng chí Nguyễn Duy Trinh kí hiệp định Paris. Nguồn ảnh: baotintuc.vn (Kênh thông tin của Chính phủ do TTXVN phát hành).

Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Duy Trinh, ngoại giao đã trở thành một mặt trận quan trọng, phối hợp chặt chẽ với mặt trận chính trị, quân sự, vừa đánh vừa đàm. Hoạt động đấu tranh ngoại giao còn được phối hợp nhịp nhàng giữa hai miền Nam - Bắc, và nghệ thuật đàm phán trên lĩnh vực ngoại giao của Việt Nam mà đỉnh cao là việc ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973.

Sau năm 1975, trước yêu cầu mới của đất nước, Bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh đã sớm nêu ra nhiệm vụ ngoại giao phục vụ khôi phục và phát triển kinh tế.

Hội thảo ghi nhận hàng chục tham luận, báo cáo, đóng góp nhiều nội dung phong phú, sâu sắc về thân thế, sự nghiệp của đồng chí Nguyễn Duy Trinh với cách mạng Việt Nam và quê hương Nghệ An. Qua đó, tôn vinh những cống hiến to lớn của đồng chí; khơi dậy và nêu cao lòng tự hào dân tộc, phát huy truyền thống lịch sử - văn hóa, truyền thống yêu nước trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN thời kỳ hội nhập và phát triển.

Kỹ thuật: Hữu Quân
Kỹ thuật: Hữu Quân

Nhà ngoại giao xuất sắc Nguyễn Duy Trinh với cách mạng Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO