Nhật Bản có thể làm trung gian hòa giải Hoa Kỳ với Bắc Triều Tiên hay không?
Bắc Triều Tiên gần như từ bỏ nỗ lực giải quyết vấn đề hạt nhân thông qua đàm phán. Theo Thứ trưởng Ngoại giao của CHDCND Triều Tiên Choe Son-hui, "lập trường xã hội đen hiện tại của Hoa Kỳ làm cho tình hình trở nên nguy hiểm, và lãnh đạo cao nhất của chúng tôi sẽ sớm công bố quyết định của mình."
Trong khi đó, cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ, ông John Bolton cảnh báo rằng nếu Bình Nhưỡng có kế hoạch quay trở lại các vụ thử hạt nhân và tên lửa, thì đó sẽ là một ý tưởng tồi. Nhưng ông Bolton không đề xuất những cách có thể ra khỏi tình huống này.
Ảnh minh họa: REUTERS / KCNA
Vị thế thương lượng khó khăn của Hoa Kỳ, một trong những lý do chính khiến cho hội nghị thượng đỉnh Hà Nội kết thúc không có kết quả, không chỉ bị Nga và Trung Quốc, mà cả Hàn Quốc đánh giá tiêu cực. Theo Văn phòng tổng thống Hàn Quốc, "đạt được phi hạt nhân hóa hoàn toàn chỉ sau một đêm là điều rất khó", vì vậy cần "xem xét lại chiến lược 'tất cả hoặc không có gì", để bắt đầu, nếu không phải với một thỏa thuận nhỏ, thì ít nhất là với một "thỏa thuận khá tốt", rồi gia tăng kết quả hơn nữa.
Tuy nhiên, sự thân thiện từ phía Seoul chỉ càng thúc đẩy Hoa Kỳ tìm kiếm các đồng minh khác trong việc thực hiện chiến lược của mình trên Bán đảo Triều Tiên, và Nhật Bản có thể chiếm vị trí chính trong đó. Tokyo tiếp tục tuân thủ lập trường cứng rắn về vấn đề chương trình tên lửa hạt nhân, nhưng đồng thời, họ không có bất kỳ nỗ lực nào để thiết lập đối thoại. Nhật Bản tuyên bố rằng lần đầu tiên trong 11 năm qua, họ sẽ không tham gia vào việc soạn thảo nghị quyết về nhân quyền tại CHDCND Triều Tiên, được ủy ban chuyên môn của Liên Hợp Quốc đệ trình để xem xét. Và điều này có thể thúc đẩy Bình Nhưỡng tìm kiếm sự thỏa hiệp về vấn đề hạt nhân.
“Nhật Bản đã giải quyết nhiều vấn đề song phương với Bắc Triều Tiên và đã thể hiện chính sách đối ngoại rất linh hoạt trong quá trình thiết lập quan hệ ngoại giao với Hàn Quốc năm 1965 và với Trung Quốc vào năm 1972. Việc cải thiện quan hệ với Bình Nhưỡng có thể nâng xếp hạng uy tín của Thủ tướng Abe, vốn có kế hoạch thay đổi hiến pháp. Do đó, có thể hy vọng rằng cải thiện quan hệ Nhật Bản với Triều Tiên sẽ tạo điều kiện cho việc nối lại đối thoại giữa Hoa Kỳ và CHDCND Triều Tiên” - ông Park Jong Chol, giáo sư Đại học Quốc gia Gyeongsang nói.
Một số chuyên gia Hàn Quốc cho rằng sau các hành động khiến vị thế của CHDCND Triều Tiên được củng cố, chính phủ của ông Moon Jae-in đã mất điểm trong mắt các quan chức và chuyên gia Mỹ. Cho nên bây giờ Nhật Bản được kêu gọi đóng vai trò trung gian trong việc tăng cường đàm phán. Nhưng, theo giáo sư Park Jong Chol, kế hoạch này không đơn giản như vậy.
Mỹ chưa cho phép mở cửa bầu trời Bắc Triều Tiên? Ảnh: Sputnik / Iliya Pitalev
“Đối với Tokyo, điều quan trọng là phải giải quyết mọi vấn đề còn lại sau Chiến tranh thế giới thứ hai trong nhiệm kỳ thủ tướng của Abe, để đảm bảo duy trì quyền lực của Đảng Dân chủ Tự do. Trung Quốc và Nga không thể tạo ra nguyên cớ cho cuộc đàm phán Mỹ-Triều, mà Hàn Quốc cũng khó mà làm được chuyện này. Do đó, rõ ràng là mọi đôi mắt đều hướng về phía Nhật Bản. Tuy nhiên, bây giờ thật khó để nói, liệu Donald Trump có quyết định sử dụng con bài Nhật Bản hay không. Bởi vì, Tokyo sẽ tiến hành đối thoại với Bình Nhưỡng vì lợi ích quốc gia của riêng mình, còn Trump thì muốn, nếu có thể, sẽ độc lập ủng hộ hy vọng nối lại cuộc đàm phán.”
Về phía mình, Bắc Triều Tiên quan tâm hơn ai hết đến việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và do đó, sẽ sẵn sàng đáp ứng các đề xuất của Nhật Bản để giải quyết các vấn đề còn lại trong quan hệ song phương.