Nhật Bản: Triều đại mới, kỳ vọng mới

(Baonghean) - Nhật Bản đã chính thức bước sang triều đại mới - triều đại Lệnh Hòa (Reiwa) khi Hoàng Thái tử Naruhito đăng quang sau Lễ thoái vị của Nhật hoàng Akihito. Đây được coi là sự kiện lịch sử của đất nước Mặt trời mọc, mang theo những kỳ vọng về một kỷ nguyên tươi sáng cho đất nước trên nền tảng sự hòa hợp của cả dân tộc, đúng như tên của triều đại mới Lệnh Hòa.
Tân Nhật hoàng Naruhito phát biểu lần đầu tiên sau khi đăng quang. Ảnh: New York Times
Tân Nhật hoàng Naruhito phát biểu lần đầu tiên sau khi đăng quang. Ảnh: New York Times

Thời đại của “sự hòa hợp”

 

Thái tử Naruhito, 59 tuổi, kế thừa Ngai Hoa Cúc và trở thành tân Nhật hoàng trong nghi lễ đăng quang diễn ra tại Hoàng cung Tokyo sáng 1/5. Ông là hoàng đế thứ 126 của vương triều được cho là lâu đời nhất thế giới còn tồn tại. Quan trọng nhất và mang tính biểu tượng cao nhất trong lễ đăng quang là lễ tiếp truyền bảo vật Thiên hoàng gồm nghi thức tiếp nhận Kiếm, Bảo ngọc, Quốc ấn và Triện Thiên Hoàng. Lễ tiếp truyền bảo vật Thiên hoàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và chỉ có 26 người gồm các Đại thần và đại biểu Nội các Nhật Bản tham gia.

Trong bài phát biểu đầu tiên gửi tới toàn dân trong ngày đăng quang, tân Nhật hoàng Naruhito nguyện hành động theo Hiến pháp, nguyện suy nghĩ và phụng sự lợi ích của người dân. Ông cũng cam kết sẽ tiếp bước vua cha là cựu Nhật hoàng Akihito - người đã đưa nền quân chủ Nhật Bản tới gần hơn với dân chúng, đặc biệt là khi xảy ra các thảm họa thiên tai như: tại Kobe năm 1995 sau trận động đất khiến gần 6.500 người thiệt mạng hay thảm họa kép động đất - sóng thần khiến gần 16.000 người thiệt mạng năm 2011. Và giá trị lớn nhất trong thời đại Bình Thành mà tân Nhật hoàng sẽ phải gìn giữ và phát huy đó là giúp người dân Nhật Bản được sống trong hòa bình như trong suốt thời kỳ từ năm 1989 đến nay - lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, Nhật Bản không can dự vào bất kỳ cuộc chiến tranh nào.

Sự kiện cựu Nhật hoàng Akihito thoái vị, nhường ngôi cho cho tân Nhật hoàng Naruhito đánh dấu lần đầu tiên sau hơn 200 năm có một vị Nhật hoàng thoái vị. Sự kiện này chính thức khép lại thời đại Bình Thành (Heisei) bắt đầu từ năm 1989 và mở ra thời đại mới Lệnh Hòa (Reiwa).

Ảnh: AP
Cựu Nhật hoàng Akihito thoái vị, nhường ngôi cho cho tân Nhật hoàng Naruhito. Ảnh: AP
Việc lấy niên hiệu mới là Lệnh Hòa cũng là lần đầu tiên niên hiệu của Nhật Bản được lấy từ văn học cổ điển của nước ngày thay vì văn học Trung Quốc như trước đây. Trong buổi lễ công bố niên hiệu mới trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lý giải “Lệnh Hòa” có nguồn gốc từ tuyển tập thơ ca lâu đời nhất của Nhật Bản có tên là Vạn Diệp Tập. Trong cuốn Vạn Diệp Tập, Lệnh Hòa mang ý nghĩa một mùa xuân mới, lan tỏa hòa bình. Vì vậy, việc lựa chọn niên hiệu Lệnh Hòa không chỉ khẳng định giá trị văn hóa lâu đời của Nhật Bản mà còn là sự gửi gắm kỳ vọng của cả đất nước về một thời kỳ phát triển rực rỡ mới dựa trên sự hòa hợp dân tộc.

Là một trong những nền quân chủ lâu đời nhất trên thế giới với sự tồn tại hơn 2 thiên niên kỷ, hiện Nhật Bản vẫn giữ truyền thống là các vị vua sẽ chọn cho mình niên hiệu trong thời gian nắm quyền để thể hiện ý chí, mục tiêu. Niên hiệu của mỗi đời vua đều hướng tới việc đặt hướng đi cho những thập niên tới và vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân Nhật Bản. 

Bởi vậy, nhiều người dân Nhật Bản cũng bày tỏ hy vọng, tân Nhật hoàng Naruhito với sức trẻ của mình, sẽ mang lại những luồng sinh khí mới cho đất nước Mặt trời mọc. Trong cuộc họp nội các sáng hôm qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gửi lời chúc mừng tới tân Nhật hoàng Naruhito, đồng thời bày tỏ sự quyết tâm nỗ lực tạo dựng thời đại Lệnh Hòa phát triển rực rỡ,  “tạo ra một tương lai tươi sáng cho một nước Nhật Bản đầy tự hào, đầy hy vọng và hòa bình trong bối cảnh tình hình thế giới đang thay đổi nhanh chóng”.

Kỳ vọng vào “cú hích” kinh tế

Ở Nhật Bản, chính trị và Hoàng gia có một sự tách biệt rõ ràng. Vì vậy, việc tân Nhật hoàng chính đăng quang về mặt lý thuyết sẽ không tạo ra thay đổi đáng kể nào về mặt chính trị. Thế nhưng, sự kiện này lại mang tính biểu tượng rất lớn, có khả năng tạo ra những xung lực mới cho sự phát triển kinh tế.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã nhanh chóng tận dụng thời điểm chuyển giao giữa triều đại cũ và triều đại mới như một cơ hội “có một không hai” để thúc đẩy hoạt động kinh doanh như sản xuất đồng xu kỷ niệm, ra mắt các sản phẩm và dịch vụ du lịch mới lấy cảm hứng từ niên hiệu Lệnh Hòa… Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Nhật Bản có thể chứng kiến sự tăng trưởng đột phá về mức độ tiêu dùng và đầu tư trong khoảng thời gian xung quanh lễ đăng quang của tân Nhật hoàng Naruhito, tương tự như những gì đã từng diễn ra sau sự kiện cựu Nhật hoàng Akihito lên ngôi hồi năm 1989.

Người dân Nhật Bản hân hoan chào đón triều đại mới Lệnh Hòa. Ảnh: Japan Today
Người dân Nhật Bản hân hoan chào đón triều đại mới Lệnh Hòa. Ảnh: Japan Today
Dù vậy, dân chúng Nhật Bản kỳ vọng sự thay đổi về niên hiệu có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế về lâu dài, xuất phát từ định hướng về mặt chính sách cũng tâm thế của chính phủ cũng như doanh nghiệp, người dân khi bước vào một thời đại mới. Tân Nhật hoàng Naruhito đăng quang trong bối cảnh Nhật Bản đang đối mặt với không ít khó khăn như già hóa dân số, tỷ lệ sinh thấp, nợ công ở mức cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế bước vào chu kỳ suy giảm sau khi đạt đỉnh vào quý 3 năm ngoái.

Trong báo cáo kinh tế công bố hồi tháng 4 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã phải hạ thấp mức dự báo tăng trưởng kinh tế lần đầu tiên trong 3 năm qua. Giới phân tích cho rằng, dù không có quyền lực để trực tiếp giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước, song Nhật hoàng là nhân vật có thể lan truyền cảm hứng về hình ảnh một đất nước mà ông mong muốn. Ông cũng có thể tham gia nhiều hoạt động mang tính biểu tượng, thể hiện tinh thần hòa hợp của người dân Nhật Bản như tham dự các hoạt động văn hóa, chào đón các vị khách nước ngoài, thăm hỏi những khu vực bị thiên tai thảm họa…

Sau lễ đăng quang của tân Nhật hoàng Naruhito, Văn phòng Nội các cũng đã khẳng định thông điệp rằng chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe sẽ ưu tiên cho việc ổn định tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường làm việc, lắng nghe tâm tư của người dân vì một xã hội tốt đẹp. Chính phủ Nhật Bản trong những năm qua đã có nhiều chính sách mới nhằm cân bằng thị trường tài chính, giảm lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở rộng ngoại giao văn hóa nhằm từng bước cải thiện môi trường sống cho nhân dân mà đặc biệt là người già và giáo dục cho trẻ em. Tuy nhiên, do nhu cầu ngày càng cao, mà nền kinh tế không đạt được mức tăng trưởng như mong muốn, dư luận Nhật Bản đang hy vọng một sự bứt phá thật sự khi bước sang triều đại mới.

Chính phủ Nhật Bản có thể đưa ra những chính sách thúc đẩy đầu tư sang các khu vực như Đông Nam Á, châu Phi, Ấn Độ, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng xe hơi, nông sản chất lượng cao sang Bắc Mỹ, khẳng định vị thế nhà sản xuất ô tô hàng đầu tại thị trường châu Âu… Có thể nói, với sự khởi đầu của triều đại Lệnh Hòa, người dân Nhật Bản đang gửi gắm nhiều ước vọng về một thời kỳ mới hòa bình, phát triển thịnh vượng với sự khởi đầu là bước đột phá về kinh tế.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.