Nhìn lại việc cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân TP. Vinh khi thực hiện 'ai ở đâu, ở yên đó'

Trân Châu - Tiến Đông

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Nhằm giúp người dân yên tâm ở nhà trong thời gian cách ly xã hội, TP. Vinh đã cấp phép cho 55 cơ sở cung ứng hàng hóa thiết yếu tại 25 phường, xã, góp phần đảm bảo đầy đủ nhu yếu phẩm cần thiết cho nhân dân.
Nỗ lực cung ứng  
Để người dân có đủ lương thực, thực phẩm trong thời gian thực hiện biện pháp cách ly xã hội cao hơn một mức so với Chỉ thị 16, thực hiện tốt chủ trương "ai ở đâu, ở yên đó", ngày 25/8, UBND TP. Vinh đã có Phương án số 194/PA-UBND về cung ứng thực phẩm thiết yếu cho người dân trên địa bàn thành phố.
Theo đó, các hộ dân có nhu cầu mua nhu yếu phẩm thì đăng ký qua phiếu rồi gửi cho Tổ trưởng tổ dân cư, sau đó tập hợp chuyển lên khối, xóm và chuyển thông tin nhu cầu cho đơn vị cung ứng (hoặc Ban Tiếp nhận thông tin của phường, xã). 
Sau khi phiếu mua nhu yếu phẩm của người dân đã được xử lý, thì lực lượng thanh niên xung kích trên địa bàn các phường, đội “Shipper áo xanh” sẽ trực tiếp chuyển các nhu yếu phẩm lại cho các khối, xóm để Tổ trưởng tổ dân cư nhận về phân phát cho người dân.  

Bên cạnh việc ban hành phương án cung ứng thực phẩm thiết yếu cho người dân, UBND TP. Vinh cũng đã lập danh sách 55 cơ sở cung ứng hàng hóa tại 25 phường, xã, tạo điều kiện cho người dân có thể mua sắm các hàng hóa thiết yếu mà không phải đi ra khỏi nhà.

Sau một thời gian thực hiện mua hàng hộ cho người dân, những ngày qua, các bạn thanh niên tình nguyện gần như không có thời gian ngơi nghỉ, khi trung bình mỗi ngày thực hiện từ 200-400 đơn hàng. Ảnh: Tiến Đông
Sau một thời gian thực hiện mua hàng hộ cho người dân, những ngày qua, các bạn thanh niên tình nguyện gần như không có thời gian ngơi nghỉ, khi mỗi ngày thực hiện từ 200-400 đơn hàng. Ảnh: Tiến Đông

Bà Thảo ở khối Tân Lâm, phường Hưng Dũng (TP. Vinh) cho biết: Mặc dù thời điểm dịch bệnh, không thể ra ngoài nhưng qua khối và phường, gia đình bà cũng đã mua được các nhu yếu phẩm cần thiết và đủ dùng cho gia đình. 

Ông Nguyễn Khắc Nghĩa - Chủ tịch MTTQ phường Hưng Dũng cho biết: Hiện nay trên địa bàn phường có một số cơ sở cung cấp thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu cho người dân được phép hoạt động. Sau khi thành phố ban hành phương án cung ứng thực phẩm thiết yếu, phường cũng đã triển khai ngay cho người dân. Toàn phường có 18 khối thì bình quân mỗi ngày tiếp nhận khoảng hơn 200 đơn hàng.

Các thành viên trong Ban mặt trận khối Tân Lâm (Hưng Dũng), kiểm tra lại hàng hóa trước khi mang đến cho các hộ dân. Ảnh: Tiến Đông
Các thành viên trong Ban Mặt trận khối Tân Lâm, phường Hưng Dũng kiểm tra lại hàng hóa trước khi mang đến cho các hộ dân. Ảnh: Tiến Đông

Ông Nghĩa cũng cho biết, người dân cũng đã hiểu rõ những mối nguy cơ nếu như ra ngoài khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên mỗi gia đình cũng đã chuẩn bị cho mình những phương án đối phó. Liên quan đến việc lên đơn mua sắm hộ, phường cũng quán triệt với các hộ dân, tối thiểu mỗi gia đình chỉ được mua 1 lần cách nhau 3 ngày, tránh việc ngày nào cũng gửi phiếu, gửi đơn mua hàng, trong khi lực lượng của phường rất mỏng. 

Tại xã Hưng Lộc, hiện nay lực lượng Đoàn thanh niên đã huy động 17 tình nguyện viên để tham gia đội "Shipper áo xanh". Ngày cao điểm nhất đội thanh niên tình nguyện ở đây đã vận chuyển 400 đơn hàng cho các hộ dân. Trong những ngày qua, lực lượng "Shipper áo xanh" gần như không có thời gian ngơi nghỉ.

Ba  ngày  đầu, do thực phẩm người dân đã tích trữ trước đó khá nhiều nên lượng hàng hóa bán ra ở các siêu thị quá ít; nhiều  đơn  vị  như  Big C, Vinmart  đã  phải  đổ bỏ đi lượng  thịt, rau  xanh  khá  lớn. Nhưng  sau  đó,  do  thực  phẩm  dự  trữ  đã cạn, nhu cầu tăng cao, có những thời điểm, một  số nơi việc cung ứng chưa được thường xuyên, chậm hoặc không đầy đủ theo nhu cầu  của  người dân. Một số siêu thị do việc cắt giảm nhân lực để giảm bớt chi phí test Covid-19 nên có những thời điểm không kịp cung ứng cho nhân dân.

Đại diện siêu thị Big C cho biết: Dân có nhu cầu mua hàng nhưng siêu thị không được ship hàng tận nhà cho dân nên phải nhờ phường, xã. Một số phường, xã liên hệ mua hàng cho dân thì báo chỉ đi được trong khu vực phường nên không lên Big C lấy cho dân được. Ví dụ, phường Lê Lợi chỉ làm việc được với Vinmart Lê Lợi. 
Đại diện siêu thị Mega Market cũng cho biết: Khả năng cung ứng rau, củ, quả 4,8 tấn/ngày, thịt lợn, gà, bò 5 tấn/ngày, cá 4,2 tấn/ngày, nhu cầu của các phường, xã rất lớn nhưng gặp khó khăn trong đơn hàng nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, công tác giao hàng của phường, xã còn chậm nên sản phẩm giao tới cho người dân có lúc chưa đảm bảo. Lượng nhân viên thực hiện soạn đơn, gói, giao hàng ít, chỉ có 20% nên vẫn khó khăn trong việc đồng bộ giao hàng tới người dân. 
Các bạn tình nguyện viên mua hộ hàng hóa cho người dân tại siêu thị. Ảnh: Tiến Đông
Các bạn tình nguyện viên mua hộ hàng hóa cho người dân tại siêu thị. Ảnh: Tiến Đông

Theo tổng hợp của UBND TP. Vinh, tính đến thời điểm hiện tại, các cơ sở cung cấp hàng hóa thiết yếu trên địa bàn đủ cung cấp cho toàn bộ người dân trong thời gian cách ly xã hội. Trong đó, có 10 cơ sở cung cấp thực phẩm là các siêu thị lớn, chuỗi siêu thị mini trên địa bàn mỗi ngày cung cấp được hơn 57 tấn rau; hơn 41 tấn thịt các loại; 21,37 tấn cá; 89.000 trứng các loại; hơn 3,2 tấn gạo và 50 tấn thực phẩm khô...

Trên thực tế, tại 10 cơ sở cung cấp thực phẩm lớn trên địa bàn thành phố, vào lúc cao điểm nhất như ngày 30/8 cũng chỉ bán ra 24,8 tấn rau xanh; 9,5 tấn thịt; 1,5 tấn cá; 28.500 quả trứng và 0,65 tấn gạo. Điều này cho thấy sức mua của người dân so với nhu cầu cung cấp của các cơ sở vẫn còn chênh lệch rất lớn. 

Tiếp tục làm tốt khâu cung ứng

Ông Trần Quang Lâm - Phó Chủ tịch UBND TP. Vinh cho biết: Thời điểm này nhiệm vụ chống dịch là hàng đầu, tất cả người dân phải ở yên một chỗ, do vậy, công tác cung ứng thực phẩm cần tiếp tục làm tốt. Lương thực, thực phẩm cung cấp cho nhu cầu của người dân toàn TP. Vinh là không thiếu. Ngoài các cơ sở cung cấp thực phẩm thiết yếu đã được thành phố phê duyệt, nhiều phường, xã cũng đã có những cách làm hay trong việc kết nối với các mạnh thường quân, các cơ sở cung cấp thực phẩm, rau, củ, quả miễn phí để cung cấp cho các hộ gia đình khó khăn. Tuy nhiên, cái khó là sau một thời gian triển khai, lực lượng làm nhiệm vụ mua hàng, ship hàng giúp dân tại các phường, xã đã có dấu hiệu quá tải. Trong khi đó, bản thân các lực lượng này còn phải làm nhiều việc khác từ tham gia các chốt kiểm soát, tham gia phòng, chống dịch và đảm bảo các nhiệm vụ cấp bách trên địa bàn...

Thành phố sẽ theo sát diễn biến tình hình dịch bệnh để có sự điều chỉnh phù hợp. Nếu như tình hình dịch bệnh tạm lắng xuống và thành phố chuyển trạng thái sang thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 thì sẽ tính thêm phương án cấp phiếu cho người dân đi mua sắm luân phiên theo ngày, hoặc cấp phép cho đội ngũ Shipper chuyên nghiệp (được quản lý chặt chẽ, được xét nghiệm theo quy định) hoạt động, nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho nhân dân, góp phần giảm tải cho các lực lượng "Shipper áo xanh", cũng như các tổ dân cư mua hàng hộ dân như hiện nay. 
Thanh toán tại siêu thị Mega Market. Ảnh: Trân Châu
Thanh toán tại siêu thị Mega Market. Ảnh: Trân Châu 

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.