(Baonghean.vn) - Nghề rèn của người Mông đã có từ lâu đời. Dưới bàn tay khéo léo của người đàn ông Mông đã tạo nên những con dao, lưỡi cuốc sắc bén, có độ bền cao lưu giữ được nét nghề truyền thống của dân tộc mình.
|
Những nông cụ làm rẫy như cuốc, dao, rìu của người Mông đều được rèn công phu, nước thép tôi rất tốt, có thể chặt được những cây thân gỗ cứng, phù hợp với phát nương, làm rẫy. |
|
Trong quá trình rèn, việc nung sắt rất quan trọng, nếu nung non lửa thì sản phẩm sẽ mềm, dễ cong vênh. Nếu nung quá lửa, con dao sẽ giòn, dễ mẻ gãy. Đặc biệt được rèn chủ yếu bằng than củi để đảm bảo độ nóng. |
|
Nghề rèn được đồng bào Mông duy trì ở tấ cả các bản làng. Ảnh Nguyên Sơn |
|
Một bí quyết khiến sản phẩm rèn của người Mông trở nên sắc bén là khi tôi sắt, nếu người miền xuôi tôi sắt bằng dầu nhớt thải và nước muối thì người Mông dùng muối và thân cây chuối để luyện sắt thép. Ảnh NS |
|
Người thợ rèn phải nung và tán liên tục, một cách đều đặn trong quá trình rèn dao |
|
để tạo ra được những lưỡi dao đẹp, chất lượng và sắc bén. |
|
Thợ rèn Mông sử dụng sừng trâu để làm cán dao để dao được nhẹ, đẹp và có độ bền. |
|
Dao người Mông không chỉ là một dụng cụ thiết thân luôn luôn được đeo bên mình của người đàn ông Mông mà còn là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng. |
|
Những nông cụ làm rẫy truyền thống do người Mông làm ra. |
|
Nhiều đồng bào Mông ở miền Tây Nghệ An vẫn duy trì ông thổi bằng gỗ và lông gà trong nghề rèn. Ảnh Nguyên Sơn |
|
Hiện nay, những sản phẩm do người Mông rèn không chỉ để mỗi cộng đồng người Mông sử dụng mà đã trở thành mặt hàng được rất nhiều người ưa chuộng. |
Vương Vân - Lữ Phú