Những lo ngại Trump có thể mắc bẫy trong cuộc gặp Kim Jong-un

Theo Vũ Hoàng (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Chuyên gia lo ngại Trump chưa được chuẩn bị kỹ càng và có thể rơi vào những "cái bẫy" của Triều Tiên trong cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới.
Những lo ngại Trump có thể mắc bẫy trong cuộc gặp Kim Jong-un ảnh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến có cuộc gặp quan trọng với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 5. Cuộc gặp này, nếu diễn ra, sẽ là sự kiện chưa từng có tiền lệ bởi nó đánh dấu lần đầu tiên một tổng thống Mỹ đương nhiệm đàm phán trực tiếp với một lãnh đạo Triều Tiên, theo BBC.

Giới chuyên gia nhận định đây là một bước biến chuyển mạnh mẽ về ngoại giao, đặt trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên trước đó rơi vào căng thẳng, tưởng chừng bùng phát chiến tranh, bởi những phát ngôn gây hấn, hành động gây leo thang từ cả hai phía.

Song tình hình đã thay đổi. Hôm 28/3, trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Mỹ đã viết rằng ông "mong chờ cuộc gặp" với Triều Tiên. Tuy nhiên, công tác chuẩn bị đến giờ vẫn còn nhiều rối ren.

Thời điểm chính xác diễn ra cuộc gặp cũng như địa điểm tổ chức chưa được thống nhất. Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders cho biết chính quyền đang lên kế hoạch nhưng thêm rằng "chúng tôi chưa xác định ngày hay thời gian cụ thể". 

Một quan chức cấp cao chính quyền Mỹ tiết lộ "có những kỳ vọng rất lớn trong Phòng Bầu dục" về cuộc gặp thượng đỉnh với Triều Tiên và rằng ông Trump chắc chắn muốn người Triều Tiên từ bỏ tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân.

Nhưng đến nay, bộ máy của Tổng thống Trump dường như chưa thực sự sẵn sàng. John Bolton, tân cố vấn an ninh quốc gia được ông chủ Nhà Trắng lựa chọn tới ngày 9/4 mới chính thức nhận công việc. Mike Pompeo, người ông Trump chỉ định vào vị trí lãnh đạo Bộ Ngoại giao thay cựu ngoại trưởng Rex Tillerson, vẫn chưa được phê chuẩn chức vụ.

Lo lắng

Những lo ngại Trump có thể mắc bẫy trong cuộc gặp Kim Jong-un ảnh 2

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AFP.

Giới phân tích hiện tỏ ra bi quan về cuộc gặp thượng đỉnh Trump - Kim. Nhiều người thẳng thắn bày tỏ hoài nghi liệu Tổng thống Mỹ đã sẵn sàng và liệu ông có một chiến lược để mang tới bàn đàm phán hay chưa.

Eric Altbach, quan chức phục vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời cựu tổng thống George W. Bush và từng nhiều lần tham gia đàm phán với Triều Tiên, cho biết ông thường phải chuẩn bị hàng tháng đến hàng năm mỗi khi bước chân tới một cuộc gặp với giới chức Triều Tiên.

Altbach miêu tả công tác chuẩn bị cho các cuộc gặp như vậy phải "vô cùng tỉ mỉ và cẩn thận". Thậm chí, việc cần nói gì và làm gì phải được thống nhất rõ ràng từ trước.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump lâu nay vẫn cho thấy ông là một người khó đoán và không có thói quen làm theo kịch bản. Bên cạnh đó, cũng chưa rõ ông am hiểu như thế nào về chương trình hạt nhân Triều Tiên. Thỉnh thoảng, ông còn lầm lẫn giữa các thực tế. Washington Post hồi giữa tháng ba đưa tin, trong một bài phát biểu gây quỹ, Tổng thống Trump đã nói ông từng bịa ra thông tin khi thảo luận với Thủ tướng Canada Justin Trudeau.

Vì những lý do kể trên, Altbach cho rằng cuộc gặp thượng đỉnh Trump - Kim có thể sẽ không được như kỳ vọng. "Tôi nghĩ chúng ta không nên quá mong chờ một khuôn khổ làm việc chi tiết và toàn diện về vấn đề phi hạt nhân hóa", ông nói.

Robert Kelly, giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc, thậm chí còn đề xuất hủy cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bởi theo ông, nó ẩn chứa quá nhiều rủi ro.

Theo Kelly, Tổng thống Mỹ "không nắm rõ về Triều Tiên" và đội ngũ an ninh quốc gia của ông cũng đang rơi vào hỗn loạn. Trong khi đó, người "Triều Tiên đã quen với công việc, họ sẽ ngồi vào bàn họp với sự am hiểu đến từng chi tiết và sẵn sàng đàm phán tới tận gốc rễ vấn đề".

"Điều đầu tiên ông Kim Jong-un sẽ làm trong phòng họp là đưa ra bài diễn văn dài 40 phút về những tội ác của Mỹ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên", giáo sư Kelly nói. "Liệu Tổng thống Trump có chịu yên lặng ngồi và lắng nghe?", ông đặt câu hỏi.

Michael J. Green, giáo sư tại Đại học Georgetown, phó chủ nhiệm chương trình châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định quá trình đàm phán với Triều Tiên sẽ ẩn chứa nhiều "cạm bẫy".

"Các lãnh đạo Triều Tiên đã có hàng chục năm kinh nghiệm trong việc thao túng những thỏa thuận khác nhau liên quan đến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và đồng minh Mỹ ở châu Á. Những nhà ngoại giao Mỹ cũng vậy nhưng họ có lẽ sẽ không thể nắm vai trò trung tâm tại cuộc gặp", ông Green nhận xét.

Trong số những yêu cầu ông Kim có thể đưa ra để đổi lấy việc Triều Tiên chấp nhận phi hạt nhân hóa, xóa bỏ sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc và hủy bỏ các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn dường như sẽ đứng đầu danh sách. Nếu đồng ý, Tổng thống Trump sẽ đi thẳng vào "cái bẫy" mà Triều Tiên đặt ra.

"Chỉ còn 8 tuần nữa, Tổng thống Donald Trump có rất nhiều việc phải thực hiện trước lúc bước vào phòng họp và tôi không rõ liệu ông ấy từng làm bất cứ điều gì giống như thế này trước đây chưa", giáo sư Kelly bày tỏ lo lắng.

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.