Những người vẫn lặng lẽ mưu sinh giữa kỳ nghỉ lễ

Quang An - Việt Hùng

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Trong khi người người, nhà nhà được đoàn tụ, nghỉ ngơi hoặc cùng nhau đi du lịch trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 thì trên những nẻo đường, những cánh đồng, đất liền hay biển cả, thành thị hay nông thôn ở Nghệ An... vẫn có rất nhiều người lặng lẽ mưu sinh.
Ngay từ sáng sớm, bà con ngư dân Quỳnh Lưu đã tập trung ra biển để kéo lưới rùng bắt cá. Khái niệm nghỉ lễ là điều gì đó xa xỉ với bà con nơi đây, nhất là trong thời điểm dịch bệnh giá hải sản giảm mạnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của ngư dân. Ảnh: Việt Hùng ảnh 1
Ngay từ sáng sớm, bà con ngư dân Quỳnh Lưu đã tập trung ra biển để kéo lưới rùng bắt cá. Khái niệm nghỉ lễ là điều gì đó xa xỉ với bà con nơi đây, nhất là trong thời điểm dịch bệnh giá hải sản giảm mạnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của ngư dân. Ảnh: Việt Hùng
"Những người đi giật lùi” là cái tên mà người dân Diễn Châu đặt cho những người làm nghề cào ngao biển. Công việc này tuy vất vả nhưng thu nhập chỉ từ 50.000 - 100.000 đồng/ngày, mặc dù vậy, nhiều phụ nữ vẫn ngày ngày dầm mình trong sóng nước để có thể kiếm tiền trang trải cuộc sống. Ảnh: Quang An ảnh 2
"Những người đi giật lùi” là cái tên mà người dân Diễn Châu đặt cho những người làm nghề cào ngao biển. Công việc này tuy vất vả nhưng thu nhập chỉ từ 50.000 - 100.000 đồng/ngày, mặc dù vậy, nhiều phụ nữ vẫn ngày ngày dầm mình trong sóng nước để có thể kiếm tiền trang trải cuộc sống. Ảnh: Quang An
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, trong khi nhiều người đổ ra biển để du lịch thì đây cũng là thời điểm bà con diêm dân tại xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu tập trung ra đồng để làm muối. Thu nhập từ công việc này không cao, tuy nhiên, bà con vẫn bám trụ với nghề cha ông từ bao đời. Ảnh: Việt Hùng ảnh 3
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, trong khi nhiều người đổ ra biển để du lịch thì đây cũng là thời điểm bà con diêm dân tại xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu tập trung ra đồng để làm muối. Thu nhập từ công việc này không cao, tuy nhiên, bà con vẫn bám trụ với nghề cha ông từ bao đời. Ảnh: Việt Hùng
Những người thợ nề, phụ hồ cũng căng mình giữa nắng nóng để tiếp tục công việc, với họ, niềm vui nhất là công trình đảm bảo tiến độ, được nhận tiền công đầy đủ để chăm lo cho gia đình. Anh Nguyễn Văn Tài, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu cho biết: "Giờ mà nghỉ là mất 300.000 tiền công mỗi ngày chú ạ, trong điều kiện dịch bệnh thế này thì đào đâu ra số tiền như vậy, dân kinh doanh người ta còn khổ hơn mình nhiều...". Ảnh: Quang An ảnh 4
Những người thợ nề, phụ hồ cũng căng mình giữa nắng nóng để tiếp tục công việc, với họ, niềm vui nhất là công trình đảm bảo tiến độ, được nhận tiền công đầy đủ để chăm lo cho gia đình. Anh Nguyễn Văn Tài, xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu cho biết: "Giờ mà nghỉ là mất 300.000 tiền công mỗi ngày chú ạ, trong điều kiện dịch bệnh thế này thì đào đâu ra số tiền như vậy, dân kinh doanh người ta còn khổ hơn mình nhiều...". Ảnh: Quang An
Tại các công trình xây dựng. không chỉ đàn ông mà rất nhiều phụ nữ cũng tham gia. Công việc của các chị thường là nấu ăn cho thợ hoặc làm phụ hồ, thu nhập thường chỉ từ 200.000 - 250.000 đồng/ngày. Hiện có rất nhiều cặp vợ chồng nông thôn cùng nhau đi làm thợ nề, phụ hồ để kiếm tiền chăm lo cho cuộc sống, con cái. Ảnh: Quang An ảnh 5
Tại các công trình xây dựng. không chỉ đàn ông mà rất nhiều phụ nữ cũng tham gia. Công việc của các chị thường là nấu ăn cho thợ hoặc làm phụ hồ, thu nhập thường chỉ từ 200.000 - 250.000 đồng/ngày. Hiện có rất nhiều cặp vợ chồng nông thôn cùng nhau đi làm thợ nề, phụ hồ để kiếm tiền chăm lo cho cuộc sống, con cái. Ảnh: Quang An
Tranh thủ thời điểm rau xanh tăng giá sau khi hết hạn cách ly xã hội, bà con nông dân huyện Quỳnh Lưu tích cực ra đồng chăm sóc các luống rau. Chị Nguyễn Thị Hương, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu cho biết: "Vừa qua, dịch Covid-19 đã khiến nhiều nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể đóng cửa, kéo theo việc rau của bà con cũng khó tiêu thụ, giá giảm trầm trọng, giờ chỉ mong thị trường ổn định trở lại để tiếp tục trồng lứa mới, tăng thêm thu nhập...". Ảnh: Việt Hùng ảnh 6
Tranh thủ thời điểm rau xanh tăng giá sau khi hết hạn cách ly xã hội, bà con nông dân huyện Quỳnh Lưu tích cực ra đồng chăm sóc các luống rau. Chị Nguyễn
Thị Hương, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu cho biết: "Vừa qua, dịch Covid-19 đã khiến nhiều nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể đóng cửa, kéo theo việc rau của bà con cũng khó tiêu thụ, giá giảm trầm trọng, giờ chỉ mong thị trường ổn định trở lại để tiếp tục trồng lứa mới, tăng thêm thu nhập...". Ảnh: Việt Hùng
Lo ngại dịch bệnh, người dân hạn chế ra đường, cánh xe ôm cũng lâm vào cảnh ế ẩm, đìu hiu cả tháng nay. Tuy nhiên, các bác xe ôm vẫn tiếp tục công việc của mình với hy vọng ngày lễ sẽ có nhiều khách hơn. Trong ảnh: Giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi của bác xe ôm trên tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh. Ảnh: Quang An ảnh 7
Lo ngại dịch bệnh, người dân hạn chế ra đường, cánh xe ôm cũng lâm vào cảnh ế ẩm, đìu hiu cả tháng nay. Tuy nhiên, các bác xe ôm vẫn tiếp tục công việc của mình với hy vọng ngày lễ sẽ có nhiều khách hơn. Trong ảnh: Giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi của bác xe ôm trên tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh. Ảnh: Quang An

tin mới

Sen vàng

Vòng xuyến 'Sen vàng Phương Đông' tại thành phố Vinh sẽ được hoàn thiện trong ít ngày nữa

(Baonghean.vn) - Sáng 26/9, bông sen vàng - biểu tượng mới tại vòng xuyến Phương Đông đã được “trình làng” tại TP. Vinh. Bông sen khổng lồ này vừa là điểm nhấn tại nút giao thông quan trọng, vừa tượng trưng cho một thành Vinh tỏa sáng, nhưng vẫn đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.

Mưa lớn gây ngập cục bộ ở Thanh Chương

Mưa lớn gây ngập cục bộ ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trong đêm 25 và sáng ngày 26/9, trên địa bàn huyện Thanh Chương đã xảy ra mưa to đến rất to, lượng mưa đo được từ khoảng 150 - 170 mm; một số tuyến đường ở các xã, thị trấn bị ngập cục bộ.

Vùng cam Quỳ Hợp còn được chuyển sang trồng ngô sinh khối. Ảnh: Văn Trường

Vựa cam Quỳ Hợp giờ trồng bạt ngàn mía, ngô

(Baonghean.vn) - Một thời vùng cam huyện Quỳ Hợp từng được mệnh danh là thủ phủ của cam Vinh xứ Nghệ, là niềm tự hào của người dân địa phương. Nhiều hộ trở thành tỷ phú nhờ cây cam. Tuy nhiên, những năm qua, cam Quỳ Hợp đã lụi tàn, thay vào đó là bạt ngàn mía, ngô, chè.

Cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới của Tập đoàn TH: Đòn bẩy cho phát triển nông nghiệp sạch Việt Nam

Cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới của Tập đoàn TH: Đòn bẩy cho phát triển nông nghiệp sạch Việt Nam

(Baonghean.vn) - Các chuyên gia quốc tế nhận định, cụm trang trại bò sữa của TH đi vào hoạt động là bước đột phá trong ngành chăn nuôi Việt Nam. Trang trại không chỉ mang lại dòng sữa tươi sạch tiêu chuẩn quốc tế mà còn thúc đẩy nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ phát triển.

Cảng hàng không quốc tế Vinh thông báo lựa chọn đơn vị hợp tác kinh doanh mặt bằng kinh doanh

Cảng hàng không quốc tế Vinh thông báo lựa chọn đơn vị hợp tác kinh doanh mặt bằng kinh doanh ghế massage

(Baonghean.vn) - Cảng hàng không quốc tế Vinh thông báo gia hạn nhận hồ sơ đề xuất tham gia lựa chọn rộng rãi đơn vị hợp tác kinh doanh đối với mặt bằng kinh doanh ghế massage tại khu vực nhà ga hành khách quốc nội Cảng Hàng không quốc tế Vinh với các nội dung cụ thể sau đây:

Cử tri thị xã Hoàng Mai kiến nghị bất cập liên quan đến làm 'bìa đỏ', đường gom khi thi công cao tốc

Cử tri thị xã Hoàng Mai kiến nghị bất cập liên quan đến làm 'bìa đỏ', đường gom khi thi công cao tốc

(Baonghean.vn) - Sáng 25/9, tại xã Quỳnh Trang, Thị xã Hoàng Mai, Đoàn đại biểu Quốc hội khoá XV có cuộc tiếp xúc cử tri, kết hợp tiếp xúc chuyên đề trước kỳ họp thứ 6. Cử tri Hoàng Mai phản ánh nhiều nội dung liên quan xây dựng, giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Doanh nghiệp thủy sản Nghệ An chưa mặn mà với vốn vay ưu đãi

Doanh nghiệp thủy sản Nghệ An chưa mặn mà với vốn vay ưu đãi

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, nguồn tín dụng lãi suất tốt dành cho các doanh nghiệp thủy sản nói riêng và lĩnh vực xuất khẩu nông sản nói chung khá dồi dào. Chương trình được kỳ vọng tạo đà bứt phá cho xuất khẩu những tháng cuối năm, tuy nhiên cho đến thời điểm này, doanh nghiệp không mặn mà.

Vườn ươm ‘cây xoá nghèo’ ở xã vùng biên Nghệ An

Vườn ươm ‘cây xoá nghèo’ ở xã vùng biên Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sinh kế chủ yếu của người dân xã biên giới Ngọc Lâm (Thanh Chương) là trồng keo. Từ trước đến nay người dân phải đi mua cây keo giống ở địa phương khác với giá và chi phí khá cao. Nay chính quyền và nhân dân quyết vay vốn xây vườn ươm giống cây trồng nguyên chủng tự phục vụ.