Phân biệt Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa

PGS.TS. Nguyễn Công Khanh

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Trong quá trình hình thành và phát triển, từ Ấn Độ Phật giáo đã được truyền sang các nước lân cận, ra khu vực Á đông và phát triển trên toàn thế giới. Sự phát triển này, được chia theo 2 hướng: về phương Bắc, gọi là Phật giáo Bắc Tông, mang tư tưởng Đại thừa. Về phương Nam, gọi là Phật giáo Nam Tông, mang tư tưởng Tiểu thừa.

Sự phân chia này không phải do mâu thuẫn về tổ chức hay quyền lợi, địa vị mà do khác biệt trong quan điểm về giáo lý, giới luật.

Phật giáo Tiểu thừa

Phái Tiểu thừa (Hyayana) nghĩa là “con đường cứu vớt nhỏ” hoặc “cỗ xe nhỏ”, chủ trương chỉ những người xuất gia tu hành mới được cứu vớt. Phái này cho rằng những người theo Tiểu thừa phải tự giác ngộ, tự giải thoát cho bản thân mình, không thể giải thoát cho người khác. 

Tiểu thừa
Theo phái Phái Tiểu thừa chỉ có Thích Ca là Phật duy nhất.
Phái Tiểu thừa quan niệm rằng sinh tử luân hồi và niết bàn là hai phạm trù khác biệt nhau, chỉ khi nào con người thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi thì mới lên được Niết Bàn. Niết Bàn là cõi hư vô, là nơi đã giác ngộ, ở đó không còn khổ não. Phật tổ là người đầu tiên đạt tới Niết Bàn.
Phật giáo Tiểu thừa bảo vệ sự tuân thủ nghiêm ngặt của giáo quy, bám sát các giáo điều của đạo Phật nguyên thủy. Theo các môn đồ Tiểu thừa thì phái này đại diện cho học thuyết thuần khiết và khởi thủy như những gì mà Phật đã thuyết giảng. Những quan niệm của nó chủ yếu dựa vào các kinh ghi lại lời dạy của Phật tổ, quy tắc kỷ luật tu hành dựa vào Luật tạng.   
Phái Tiểu thừa được truyền bá ra nhiều nơi, từ Xri Lanka đến Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam… Quá trình phát triển của phái Tiểu thừa cũng chia thành nhiều chi phái, tiêu biểu như Thành thực tông, Luật tông, Câu xá tông…
Phật giáo  Đại thừa
Phái Đại thừa (Mahayana) nghĩa là “con đường cứu vớt lớn”, “cỗ xe lớn” được gọi là tôn giáo cải cách. Giáo lý Đại thừa có nhiều cái mới so với đạo Phật nguyên thủy. Phái này cho rằng không chỉ những người xuất gia tu hành mà cả những phật tử cũng được cứu vớt.
Vì vậy, chủ trương người theo đạo Phật Đại thừa không chỉ giải thoát, giác ngộ cho bản thân mà còn có thể giúp nhiều người cùng giải thoát, giác ngộ. Đại thừa chủ trương mỗi người có thể đến Niết Bàn chỉ bằng sự cố gắng của mình, đồng thời chủ trương giải thoát đông đảo cho nhiều người.
Thư viện Học viện Phật giáo Việt Nam được trang bị nhiều đầu sách về kinh Phật, giáo lý. Các Tăng Ni sinh đang theo học phải nghiên cứu rất nhiều tài liệu được viết bằng các ngôn ngữ tiếng Phạn, Hán cổ,.. Ảnh tư liệu
Thư viện Học viện Phật giáo Việt Nam được trang bị nhiều đầu sách về kinh Phật, giáo lý. Các Tăng Ni sinh đang theo học phải nghiên cứu rất nhiều tài liệu được viết bằng các ngôn ngữ tiếng Phạn, Hán cổ,.. Ảnh tư liệu
Phái Đại thừa không chỉ thừa nhận Thích Ca là Phật mà còn thừa nhận nhiều Phật khác như Phật Adiđà, Phật Di Lặc, Phật Đại Dược Sư... Ai cũng có thể trở thành Phật và thực tế đã có nhiều người thành Phật như Văn Thù Bồ Tát, Quan Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát...
Với quan niệm đó, những chùa theo Phái Đại thừa thờ nhiều tượng Phật. Bồ Tát cũng là đối tượng được thờ cúng. Bồ Tát là những người đã đạt được sự hoàn thiện bằng tu luyện, đáng được lên Niết bàn song tự nguyện ở lại trần gian để cứu độ chúng sinh. Trong các vị đó,  Quan Âm Bồ Tát được kính trọng nhất.
Phật giáo Đại thừa quan niệm rằng sinh tử luân hồi và Niết Bàn không phải là hai phạm trù khác biệt, ngay trong quá trình tồn tại (quá trình sinh tử) cũng có thể đạt được Niết Bàn. Theo phái Đại thừa, Niết bàn là nơi cực lạc, là thế giới của các vị Phật, giống như Thiên đường của các tôn giáo khác.
Hơn 100 phật tử đã hành hương từ TP Vinh và các địa bàn lân cận về chùa Từ Hiếu. Ảnh tư liệu: Đức Anh
Hơn 100 phật tử đã hành hương từ TP Vinh và các địa bàn lân cận về chùa Từ Hiếu. Ảnh tư liệu: Đức Anh  
Với quan điểm cách tân của mình, Phật giáo Đại thừa được truyền bá đến nhiều nơi trên thế giới, trước hết là các nước châu Á. Từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng rồi vào Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam... Trong quá trình đó, phái Đại thừa cũng chia thành nhiều chi phái, tiêu biểu có Pháp tương tông, Tam luận tông, Hoa nghiêm tông, Mật tông, Tịnh độ tông, Thiền tông.
Ở Việt Nam - một trong những trung tâm phát triển sớm của Phật giáo thế giới, chứng kiến sự phát triển của cả hai trường phái Tiểu thừa và Đại thừa. Với tư tưởng nhân văn, “từ bi hỉ xả”, bình đẳng giữa các chúng sinh, khuyên con người làm việc thiện, tránh điều ác... Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa đều đã nhanh chóng đi vào lòng người, được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình, hưởng ứng và gắn liền với mỗi giai đoạn phát triển của quốc gia, dân tộc.

tin mới

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Gần 20 năm trước, một ngôi làng ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) được gọi với cái tên chẳng mấy tự hào là “làng giả sư”, bởi người dân học theo nhau đóng giả nhà sư, đi rong ruổi xin tiền, khất thực. 

Tế tổ

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết nguyên đán Giáp Thìn huyện Yên Thành

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Nhân dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, ngày 1/2, Toà Giám mục Giáo phận Vinh do Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các phòng, ban huyện Yên Thành.

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

(Baonghean.vn) - Hiện Nghệ An có hơn 30 nghìn thanh niên công giáo. Thời gian qua, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong tiên phong phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.