Phát triển kinh tế biển của Nghệ An tương xứng với tiềm năng, lợi thế

Lê Thanh 20/05/2022 16:32

(Baonghean.vn) - Việc ban hành Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nâng cao hiệu quả thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là cần thiết để đưa kinh tế biển của tỉnh phát triển bền vững.

Chiều 20/5, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Nghị quyết và Đề án về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nâng cao hiệu quả thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lê Thanh
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Lê Thanh

Nghệ An có 82 km bờ biển và có 5 đơn vị hành chính cấp huyện, 29 xã, phường, thị trấn có biển với nhiều cảng biển.

Thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Tuy nhiên, phát triển kinh tế biển của tỉnh so với điều kiện, tiềm năng còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng.

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo nội dung dự thảo Nghị quyết. Ảnh: Lê Thanh
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo nội dung dự thảo Nghị quyết. Ảnh: Lê Thanh

Vì vậy, việc ban hành Nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nâng cao hiệu quả thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là cần thiết để đưa kinh tế biển của tỉnh phát triển bền vững, đóng góp ngày càng lớn vào cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.

Tàu cập cảng quốc tế the Vissai - Nghệ An. Ảnh: Mạnh Hùng

Dự thảo Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể đề ra nhiệm vụ giải pháp chủ yếu để đạt mục tiêu đến năm 2045, Nghệ An trở thành tỉnh có kinh tế biển phát triển bền vững nằm trong tốp đầu cả nước, an ninh, an toàn; kinh tế biển góp phần quan trọng vào nền kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh.

Các đại biểu góp ý vào nội dung dự thảo Nghị quyết. Ảnh: Lê Thanh
Các đại biểu góp ý vào nội dung dự thảo Nghị quyết. Ảnh: Lê Thanh

Tham gia góp ý vào nội dung dự thảo của Nghị quyết, ý kiến các đại biểu đề nghị cần đánh giá rõ hơn về hiện trạng biển của tỉnh; dự thảo Nghị quyết cần có căn cứ xây dựng nghị quyết.

Về quan điểm cần bổ sung thêm: Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng đảm bảo hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên; tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng tăng năng suất, chất lượng hiệu quả sức cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Dự thảo Đề án cần phân tích làm rõ hơn các tồn tại, hạn chế như: Phát triển kinh tế biển chưa gắn hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; công tác ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát triển kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Ảnh minh họa

Các lợi thế về kinh tế biển chưa được khai thác nhiều như cảng biển, dịch vụ logistic, một số ngành nghề liên quan đến kinh tế biển như vận tải biển, chế biến hải sản phát triển chưa như mong đợi; quy mô doanh nghiệp kinh tế biển còn nhỏ, chưa đủ sức khai thác tối đa nguồn lợi biển,… Du lịch biển còn một số bất cập, loại hình du lịch chưa đa dạng, hấp dẫn.

Về phần giải pháp cần bổ sung thêm công tác quản lý tổng hợp biển, đảo; phối hợp hiệu quả với các tỉnh, thành phố vùng ven biển trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên biển, bảo vệ môi trường, công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển, phòng, chống thiên tai; bổ sung thêm nhiệm vụ về giáo dục và đào tạo.

Ý kiến các đại biểu cũng đề nghị bổ sung thêm nhiệm vụ, giải pháp về huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho biển phát triển bền vững; ứng dụng công nghệ số trong quản lý tàu, thuyền,…

Mới nhất

x
Phát triển kinh tế biển của Nghệ An tương xứng với tiềm năng, lợi thế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO