Tạo động lực cho nông nghiệp, nông thôn phát triển

Hoàng Vĩnh 09/02/2024 08:40

(Baonghean.vn) - Đồng chí Phùng Thành Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

bna-anh-chinh-dang-bo-so-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-duoc-ban-thuong-vu-tinh-uy-tang-bang-khen-anh-phu-huong-2-6657.jpg
Đảng bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Ban Thường vụ Tỉnh ủy tặng Bằng khen. Ảnh: Phú Hương

P.V: Năm 2023, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, thiên tai, dịch bệnh...; nhưng với sự đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoạt động của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An đã đạt nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Đồng chí có thể cho biết những kết quả cụ thể?

Đồng chí Phùng Thành Vinh: Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành Nông nghiệp và PTNT trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Đại hội Đảng các cấp và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; các chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã - hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục được triển khai, tạo động lực cho nông nghiệp, nông thôn phát triển.

bna-mua-vang-o-hoi-son-huyen-anh-son-anh-quang-dung-2-5311.jpg
Mùa vàng ở Hội Sơn, huyện Anh Sơn. Ảnh: Quang Dũng

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện, ngành luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Nông nghiệp và PTNT, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự phối hợp có hiệu quả của các sở, ban, ngành, các địa phương, đơn vị và sự nỗ lực của bà con nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, ngành Nông nghiệp và PTNT Nghệ An đạt nhiều kết quả quan trọng.

Có 4 chỉ tiêu tổng hợp trong kế hoạch năm 2023 của ngành Nông nghiệp và PTNT đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, đó là: Tốc độ phát triển tổng sản phẩm (GRDP) nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,54% so với cùng kỳ năm trước. Xây dựng nông thôn mới hoàn thành vượt mức kế hoạch năm. Tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (theo tiêu chuẩn 4826/QĐ-BNN) đạt 88/KH 88%. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 58,36/KH 58,0%.

Trong điều kiện khó khăn về thời tiết, diễn biến phức tạp của thị trường vật tư phục vụ sản xuất, tiêu thụ nông sản, nhưng các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, cụ thể: Tổng sản lượng lương thực cây có hạt cả năm đạt 1.220.983/KH 1.200.000 tấn, tăng 1,14% so với năm trước; tổng đàn trâu, bò cả năm đạt 801/KH 793 nghìn con; Tổng đàn lợn đạt 1.002,783 con, tăng 3,63% so với năm 2022; tổng đàn gia cầm đạt 34.760 con, tăng 7,87%% so với năm 2022; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 279,322 ngàn tấn, tăng 4,93% so với năm trước; sản lượng gỗ khai thác (rừng trồng) tăng mạnh với trên 1.705/KH 1.505 nghìn m3, đạt 113,3% kế hoạch; tổng sản lượng thủy sản là 277.958/KH 255.000 tấn, đạt 109% kế hoạch...

bna-sp-opccop-o-do-luong-anh-hoang-vinh-1170.jpg
Giới thiệu các sản phẩm OCOP của huyện Đô Lương. Ảnh: Hoàng Vĩnh

Năm 2023 có 83 sản phẩm OCOP đạt các tiêu chí từ 3 sao trở lên được công nhận, lũy kế đến cuối năm toàn tỉnh có 485 sản phẩm đạt hạng từ 3 sao trở lên; có 7 làng nghề được công nhận trong năm, đến cuối năm 2023 toàn tỉnh có 189 làng nghề. Phát triển sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch cộng đồng, mở ra hướng đi mới cho phát triển kinh tế nông thôn.

bna-z4928410383454-05e895c4daf9b68785cc87b44375ca7e-8778.jpg
Nông dân đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến, tập trung đầu tư công nghệ cao trong chuỗi giá trị nông sản. Ảnh: H.V
bna-nhung-san-pham-nong-nghiep-sach-duoc-trong-tu-bud-hill-farm-trang-trai-ung-dung-cong-nghe-cao-theo-huong-huu-co-o-do-luong-anh-hoang-vinh-7478.jpg
Những sản phẩm nông nghiệp sạch được trồng từ Bud Hill Farm - Trang trại ứng dụng công nghệ cao theo hướng hữu cơ ở Đô Lương. Ảnh: H.V

Nông nghiệp công nghệ cao đã trở thành “làn sóng mới” trong phát triển kinh tế nông nghiệp; không chỉ các doanh nghiệp lớn, mà các doanh nghiệp nhỏ, các hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ gia đình đã ứng dụng công nghệ tiên tiến, tập trung đầu tư công nghệ cao trong chuỗi giá trị nông sản, tạo ra những sản phẩm chất lượng, an toàn, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Chi trả dịch vụ môi trường rừng 147 tỷ đồng với hơn 555 ngàn ha rừng được bảo vệ; thí điểm triển khai giảm phát thải khí nhà kính ERPA 99 tỷ đồng với gần 790 ngàn ha rừng tự nhiên được bảo vệ. Đây là những chính sách có hiệu quả rõ rệt nhất đối với việc bảo vệ và phát triển rừng hiện nay; đồng thời, tạo ra nguồn tài chính bền vững, góp phần ổn định đời sống của người làm nghề rừng, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người ở vùng miền núi.

bna-cac-doanh-nghiep-kinh-doanh-dich-vu-trong-linh-vuc-nong-nghiep-luon-hoat-dong-hieu-qua-anh-hoang-vinh-8569.jpg
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp luôn hoạt động hiệu quả. Ảnh: Hoàng Vĩnh

Hoạt động xúc tiến thương mại, xuất khẩu, chế biến, tiêu thụ nông sản có sự tăng trưởng cao, đạt nhiều kết quả, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân. Tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy, hải sản cả năm 2023 ước đạt trên 562/KH 399 triệu USD, đạt 140,78% KH.

Công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư công được quan tâm và chỉ đạo quyết liệt với nhiều công trình trọng yếu của tỉnh như Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, Dự án hồ Khe Lại, Dự án Jica Thủy lợi Bắc…; trong năm đã tiếp nhận và quản lý sử dụng trên 948 tỷ đồng vốn đầu tư công cho 17 dự án, dự kiến đến ngày 31/1/2024 sẽ giải ngân hết 100% vốn được giao.

lua-xuan-o-yen-thanh-dat-nang-suat-cao-anh-tl-hoang-ha-2916.jpg
Lúa đạt năng suất, chất lượng cao ở Yên Thành. Ảnh: TL HH

Công tác tham mưu có nhiều đổi mới, nhất là các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn (tham mưu chính sách đặc thù theo Nghị quyết 39-NQ/TW, chính sách hỗ trợ ngư dân theo Nghị quyết 01/2023/NQ-HĐND, chính sách hỗ trợ cho lao động chuyên trách bảo vệ rừng theo Nghị quyết 02/2023/NQ-HĐND,…); tọa đàm, giới thiệu và quảng bá sản phẩm đặc trưng tại Bộ Nông nghiệp và PTNT tạo động lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp Nghệ An.

bna-1-cua-3407.jpg
Bộ phận một cửa tại Sở Nông nghiệp &PTNT. Ảnh: Hoàng Vĩnh

Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tổ chức bộ máy, cải cách tài chính công, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo được thực hiện đầy đủ, kịp thời... Theo bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) năm 2022 (tổ chức đánh giá vào tháng 8/2023), Sở Nông nghiệp và PTNT xếp thứ nhất trong tổng số 12 đơn vị nhóm A; những kết quả đó đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực tham mưu quản lý nhà nước của ngành.

P.V: Nghệ An là một trong những địa phương thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Vậy đồng chí cho biết những kết quả trong lĩnh vực này?

Đồng chí Phùng Thành Vinh: Xây dựng NTM ở Nghệ An đã trở thành phong trào rộng khắp, được cả hệ thống chính trị và người dân đồng tình hưởng ứng; với nhiều cách làm hay, sáng tạo, nhiều nguồn lực đã được huy động...

bna-ntm-o-huyen-ntm-do-luong-anh-quang-dung-9850.jpg
Bộ mặt huyện NTM Đô Lương. Ảnh: Quang Dũng

Năm 2023, toàn tỉnh tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn: Xây dựng thêm hơn 303km đường giao thông nông thôn (lũy kế được trên 11.280km, trong đó theo chương trình hỗ trợ xi măng của tỉnh đã làm được trên 5.404km); xây dựng trên 188km kênh mương (lũy kế là 3.537km kênh mương); xây dựng, nâng cấp 587km đường điện (lũy kế là 5.743km đường điện). Tổng nguồn vốn huy động, lồng ghép thực hiện Chương trình xây dựng NTM của năm 2023 là 14.454.436 triệu đồng, trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp 1.243.588 triệu đồng, chiếm 8,6% (gồm: vốn ngân sách Trung ương là 417.502 triệu đồng; vốn ngân sách tỉnh là 143.367 triệu đồng; vốn ngân sách huyện, xã là 682.719 triệu đồng).

bna-dau-tu-phat-trien-dong-bo-ha-tang-ky-thuat-duong-giao-thong-o-huyen-nong-thon-moi-do-luong-anh-hoang-vinh-2989.jpg
Đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đường giao thông ở huyện nông thôn mới Đô Lương. Ảnh: Hoàng Vĩnh

Cùng với đó, năm qua đã thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án với số tiền là 1.149.054 triệu đồng, chiếm 7,95%; vốn tín dụng 10.969.841 triệu đồng, chiếm 75,89%; vốn doanh nghiệp là 519.698 triệu đồng, chiếm 3,6%; vốn nhân dân đóng góp 572.255 triệu đồng, chiếm 3,96%... Diện mạo của nhiều vùng nông thôn đổi mới, đời sống tinh thần và vật chất của người dân được nâng lên. Năm 2023 toàn tỉnh có 319/411 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 88 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 12/319 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu. Số tiêu chí bình quân các xã đạt 17 tiêu chí/xã. Có 10/20 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn NTM...

Với những kết quả quan trọng, ý nghĩa đó của năm 2023, ngành Nông nghiệp và PTNT đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và thực hiện thành công các nhiệm vụ kế hoạch của tỉnh, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống dân cư nông thôn...

bna-vung-nguyen-lieu-che-o-xa-hung-son-huyen-anh-son-anh-quang-dung-2-3147.jpg
Vùng nguyên liệu chè ở xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn. Ảnh: Quang Dũng

P.V: Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, bởi vậy theo dự báo, năm 2024 thời tiết diễn biến bất thường theo hướng cực đoan, tác động mạnh đến sản xuất nông, lâm, thủy sản và đời sống của người dân. Vậy ngành Nông nghiệp và PTNT đặt ra mục tiêu và giải pháp như thế nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Phùng Thành Vinh: Năm 2024, dự báo tình hình quốc tế, trong nước và của tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức; diễn biến khó lường của thời tiết, dịch bệnh... Để ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát triển bền vững, tạo tiền đề vững chắc trong việc hoàn thành các mục tiêu chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2021-2025; năm 2024 ngành Nông nghiệp và PTNT đặt ra mục tiêu và giải pháp cụ thể.

bna-nong-dan-nghe-an-dua-co-gioi-hoa-vao-thu-hoach-lua-anh-tl-bao-nghe-an-5322.jpg
Nông dân Nghệ An đưa cơ giới hóa vào thu hoạch lúa. Ảnh: TL báo Nghệ An

Để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra, trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp và PTNT tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của BCH Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chương trình hành động số 49-CTr/TU ngày 13/4/2023 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 699/KH-UBND ngày 21/9/2023 của UBND tỉnh, Kế hoạch số 4899/SNN-KHTC ngày 05/12/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT về triển khai thực hiện Kế hoạch số 699/KH-UBND). Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chương trình hành động số 68-CTr/TU ngày 15/11/2023 của Tỉnh ủy, Kế hoạch triển khai của UBND tỉnh...).

Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng chuyển mạnh từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, nông thôn. Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng hiện đại, xanh sạch, sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc ứng dụng các quy trình, công nghệ mới, thông minh, sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào, sử dụng hiệu quả các tài nguyên. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất, chất lượng, giá trị các loại nông sản. Phát triển chăn nuôi toàn diện cả số lượng và chất lượng, chú ý phát triển chăn nuôi tập trung, quy mô trang trại; làm tốt công tác thú y để nâng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp (thuần).

bna-cang-ca-quynh-phuong-duoc-dau-tu-dong-bo-dap-ung-yeu-cau-cho-phat-trien-nghe-ca-anh-tl-thanh-cuong-1603.jpg
Cảng cá Quỳnh Phương được đầu tư đồng bộ đáp ứng yêu cầu cho phát triển nghề cá. Ảnh: TL Thành Cường

Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2024:

Giá trị tổng sản phẩm (GRDP) nông, lâm, ngư nghiệp theo giá cố định năm 2010 là 22.294 tỷ đồng; tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp 43.435 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng (GRDP) 4,5 - 5,0%

Sản lượng lúa: 974.400 tấn

Sản lượng ngô: 220.900 tấn

Sản lượng lạc: 30.800 tấn

Sản lượng mía: 1.540.000 tấn

Cam quả: 35.000 tấn

Sản lượng chè búp tươi: 110.500 tấn

Sản lượng cao su mủ khô: 7.500 tấn

Tổng đàn trâu, bò: 796.000 con

Tổng đàn lợn: 1.050.000 con

Tổng đàn gia cầm: 34.000.000 con

Tổng trọng lượng thịt hơi xuất chuồng: 285.000 tấn

Trồng mới rừng tập trung: 18.500 ha

Bảo vệ rừng: 962.230 ha

Khai thác gỗ (rừng trồng): 1.600.000 m3

Độ che phủ của rừng: 58,0%

Sản lượng thủy sản: 263.000 tấn

Diện tích nuôi trồng thủy sản: 22.000 ha

Tưới chung: 237.900 ha (trong đó tưới cho lúa: 166.000 ha)

Tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành: 400 triệu USD

Tỷ lệ dân nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn 4628/BNN đạt: 89,5%

Thành lập Hợp tác xã nông nghiệp: 20 HTX

Xây dựng nông thôn mới: 7 xã đạt chuẩn NTM, 25 xã đạt NTM nâng cao, 6 xã đạt NTM kiểu mẫu.

Phát triển kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp, nông thôn; phát triển nhanh công nghiệp chế biến nông lâm sản, tổ chức tốt hệ thống dịch vụ để nâng cao giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án thuộc Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, các chương trình mục tiêu quốc gia thuộc các lĩnh vực ngành phụ trách. Nâng cao năng lực, chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn... để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Năm 2024, với dự báo tình hình quốc tế, trong nước và của tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức; diễn biến khó lường của thời tiết, dịch bệnh... nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cơ chế điều hành sáng tạo, linh hoạt và đặc biệt là sự nỗ lực của bà con nông dân và cộng đồng doanh nghiệp... ngành Nông nghiệp và PTNT Nghệ An nỗ lực phấn đấu hoàn thành và hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch.

P.V: Xin cảm ơn đồng chí!

Mới nhất
x
Tạo động lực cho nông nghiệp, nông thôn phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO