Thay đổi để đánh giá học sinh tiểu học sát thực tế hơn

(Baonghean) - Sau hơn 2 năm thực hiện, bên cạnh những ưu điểm thì Thông tư 30 (quy định về đánh giá học sinh tiểu học) cũng nảy sinh những bất cập. Trước thực tế này, ngày 22/9 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT nhằm kịp thời điều chỉnh và khắc phục những hạn chế, bất cập...

Giảm áp lực cho giáo viên

Lớp 3A, Trường Tiểu học Ngọc Sơn (huyện Thanh Chương) sỹ số lớp chưa đến 30 em. Thế nhưng, từ khi triển khai việc đánh giá theo Thông tư 30, cô giáo Lê Thị Thanh Hương cần nhiều thời gian hơn cho việc nhận xét, đánh giá học sinh. Cô cũng chia sẻ rằng, trước đây, khi mới thực hiện việc nhận xét đánh giá, giáo viên đa phần đều “ngại” vì phải thay đổi một thói quen chấm điểm đã tồn tại từ lâu.

Bên cạnh đó, theo nhiều giáo viên khác, ngoài việc nhận xét, đánh giá bài vở học sinh thì giáo viên thực hiện theo Thông tư 30 phải ghi chép sổ sách khá nhiều. Trong khi đó, giáo viên tiểu học thường phải kiêm nhiệm nhiều môn nên ảnh hưởng đến công tác giảng dạy. 

Nhiều phụ huynh, học sinh tỏ ra rất băn khoăn với việc nhà trường đánh giá con em mình chỉ là “hoàn thành” hoặc “chưa hoàn thành” trong khi các đánh giá trước kia thì có điểm số và nhận xét cụ thể.

Khắc phục những hạn chế trên, theo quy định mới trong Thông tư 22, sổ theo dõi chất lượng giáo dục sẽ được thay bằng bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục, đồng thời không quy định cứng nhắc bất kỳ loại sổ nào sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh. Giáo viên được trao quyền tự chủ theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung “chưa hoàn thành” hoặc có khả năng vượt trội nhằm tự mình nắm bắt thông tin và sử dụng khi cần. .

Trao đổi về điều này, cô giáo Lê Thị Hồng Hạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngọc Sơn cũng cho biết: Thông tư 22 cho phép giáo viên linh hoạt việc nhận xét sau buổi học bằng việc ghi vào vở học sinh hoặc nhận xét bằng lời. Thay đổi căn bản này sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi hơn khi thực hiện đánh giá học sinh, có nhiều thời gian hơn để quan tâm đến việc hỗ trợ học sinh trong quá trình dạy học.

Giờ ra chơi của học sinh Trường Tiểu học Lục Dạ 2(Con Cuông).
Giờ ra chơi của học sinh Trường Tiểu học Lục Dạ 2 (Con Cuông).

Bày tỏ sự đồng tình với những sửa đổi, bổ sung trong Thông tư 22, cô giáo Ngô Thị Hương - Trường Tiểu học Diễn Kỷ (Diễn Châu) chia sẻ: Tôi rất quan tâm đến việc chuyển sổ “theo dõi chất lượng giáo dục” sang “bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục” của lớp. Theo tôi đây là cách làm khoa học và hợp lý, giúp giáo viên dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, hướng dẫn các em học bài trên lớp, thay lo nghĩ về việc ghi đủ các lời nhận xét vào sổ sách.

Đánh giá “sát” thực tế

Một trong những bất cập trước đây trong Thông tư 30 đó là việc đánh giá, xếp loại học sinh. Trên  thực tế, do chưa có hướng dẫn rõ ràng, nên trong quá trình đánh giá học sinh tiểu học có nhiều vướng mắc, thậm chí có tình trạng “loạn” khen thưởng cho học sinh trong dịp cuối năm học. Ngoài ra, việc đánh giá học sinh “hoàn thành” và “chưa hoàn thành” theo nhiều ý kiến là nặng về định tính, không khơi dậy đươc tinh thần phấn đấu và nỗ lực của học sinh.

Từ những bất cập này, trong Thông tư 22 sẽ khắc phục bằng 3 mức đánh giá: “Hoàn thành tốt”, “hoàn thành” và “chưa hoàn thành”. Nhờ đó, sẽ nhìn nhận rõ ràng hơn kết quả phấn đấu của học sinh, phụ huynh sẽ nắm bắt rõ hơn mức độ đạt được của con mình. Quá trình đánh giá sẽ được giáo viên thực hiện vào giữa kỳ, cuối mỗi học kỳ sẽ giúp giáo viên có cơ sở để đánh giá sát thực hơn và thấy được sự tiến bộ của mỗi học sinh. Đồng thời, giúp học sinh nhận ra mình thiếu hụt những gì so với chuẩn kiến thức, kỹ năng hay yêu cầu, mục tiêu bài học để cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Giờ học của học sinh Trường Tiểu học Ngọc Sơn (Thanh Chương).
Giờ học của học sinh Trường Tiểu học Ngọc Sơn (Thanh Chương).

Theo thầy Hồ Văn Long - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Hải (Quỳnh Lưu),  thì qua 2  năm thực hiện, các giáo viên đã làm quen được với việc nhận xét đánh học sinh thay cho việc chấm điểm và trên thực tế có nhiều mặt tích cực. Thông tư 22 ra đời, vẫn phát huy những ưu điểm trên và có những điều chỉnh cho phép giáo viên linh hoạt việc nhận xét sau buổi học bằng việc ghi vào vở học sinh hoặc nhận xét bằng lời. Điều này vừa khuyến khích được các em học tập, theo dõi học sinh trên từng tiến trình bài dạy, nhưng cũng tránh được việc ghi chép quá nhiều cho giáo viên.

Trên thực tế, giáo viên không nhất thiết phải ghi nhận xét thường xuyên nếu học sinh chưa biến chuyển gì đặc biệt. Hoặc có những vấn đề nhạy cảm, giáo viên có thể liên lạc, trao đổi riêng với phụ huynh bằng lời, chứ không ghi thẳng vào vở học sinh, tránh tổn thương và áp lực tâm lý cho các em.

Thầy giáo Nguyễn Tiến Minh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghi Tân (TX. Cửa Lò) thì cho rằng: Sau khi cải tiến được những bất cập cũ, tôi tin rằng, thông tư mới sẽ đi vào cuộc sống. Thực hiện theo thông tư mới học trò tránh được sự đua ganh, mặc cảm, và các em đều có cơ hội bình đẳng học tập vươn lên như nhau.

Đồng tình với những đổi mới này, ông Nguyễn Đức Vĩnh - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Anh Sơn, cho biết: Việc Thông tư 22 ra đời, quy định hồ sơ đánh giá học sinh gồm học bạ và bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp đã khắc phục, và giảm tải cho giáo viên. Đặc biệt, đánh giá học sinh cuối kỳ, cuối năm học về học tập theo các mức “hoàn thành tốt” - “hoàn thành” - “chưa hoàn thành”; về năng lực, phẩm chất ở các mức: “tốt” - “đạt” - “cần cố gắng” đã cụ thể và rõ ràng hơn. Với 3 mức này, giáo viên dễ dàng phân loại học sinh hơn, về phía tâm lý tiếp nhận của phụ huynh cũng sẽ nắm được mức độ của con cái mình đến đâu để phối hợp với nhà trường giúp các em tiến bộ.

Theo kế hoạch, Thông tư 22 (đánh giá học sinh tiểu học theo 3 mức) sẽ bắt đầu triển khai từ 6/11/2016, thời điểm giữa học kỳ I của năm học 2016 - 2017. Để không gây xáo trộn cho học sinh và giáo viên, ông Thái Huy Vinh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An cho biết: Ngay khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Thông tư sửa đổi, Sở Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các phòng nhanh chóng phổ biến xuống cho các nhà trường để lãnh đạo và các giáo viên tiếp thu. Về phía sở, rất đồng tình với những điều chỉnh kịp thời mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đưa ra nhằm mục đích gánh giá học sinh rõ ràng, cụ thể hơn, đỡ lúng túng trong nhận xét. Thông tư cũng phân định rõ ràng, nhiệm vụ cho từng cấp sẽ giúp giáo viên chủ động hơn trong quá trình thực hiện. Ngoài ra,  cũng cần thấy rằng, Thông tư 22 thực chất sửa đổi và bổ sung cho Thông tư 30 để hợp lý hơn. Vì vậy, việc áp dụng vào năm học không gây bất ngờ mà tăng hiệu quả cho giáo viên.

Mỹ Hà

tin mới

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh: Bắt đầu từ nhà trường

(Baonghean.vn) - Hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh, nhất là với học sinh cuối cấp. Hiện nay, đây cũng là nhiệm vụ được các nhà trường quan tâm với mục đích định hướng giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế và đúng với đam mê.

Tiếng Anh

Nữ sinh lớp 9 đưa danh hiệu Thủ khoa môn Tiếng Anh về với huyện rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Với 15,15 điểm, Phan Thái Anh Thư, lớp 9B, Trường THCS thị trấn Mường Xén là nữ sinh duy nhất giành giải Nhất và là thủ khoa môn Tiếng Anh (bảng B) tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay. Phải chờ đến 14 năm, ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn mới một lần nữa đạt được thành tích này.

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

(Baonghean.vn) - Bố mẹ đi làm thuê, hai anh em ở nhà nương tựa vào nhau để sống. Để có tiền ăn học, Moong Thị Thơm phải đi giữ trẻ thuê nhưng niềm đam mê học Văn vẫn không bao giờ tắt lụi. Kết quả ngọt ngào đến với em khi giành thủ khoa môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 vừa qua.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.