Thế giới 7 ngày qua - Những tin tức nổi bật

(Baonghean.vn) - Triều Tiên phóng tên lửa bay qua Nhật Bản; Ấn Độ và Trung Quốc nhất trí rút quân khỏi khu vực tranh chấp; Mỹ tan hoang vì “siêu bão thế kỷ“;... là những tin tức quốc tế nổi bật tuần qua; 2 triệu tín đồ Hồi giáo đổ về thánh địa Mecca dự lễ hành hương;...là những tin tức quốc tế nổi bật tuần qua.

1. Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch

Chỉ trong vòng 1 tuần, Triều Tiên đã tiến hành 2 lần phóng thử tên lửa. Ảnh: KCNA
Chỉ trong vòng 1 tuần, Triều Tiên đã tiến hành 2 lần phóng thử tên lửa. Ảnh: KCNA

Triều Tiên hôm 3/9  đã thử một quả bom nhiệt hạch có thể gắn lên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), đài truyền hình quốc gia Triều Tiên KCTV đưa tin. "Cuộc thử nghiệm thành công hoàn hảo", là bước tiến "đầy ý nghĩa" trong việc hoàn thành chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Trong khi đó, hãng thông tấn KCNA cho biết cuộc thử nghiệm "nhằm kiểm tra và xác thực độ chính xác, tin cậy trong công nghệ kiểm soát sức mạnh cùng cấu trúc mới áp dụng vào sản xuất bom nhiệt hạch".

Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc cho biết có một trận động đất mạnh 6,3 độ Richter ở miền bắc Triều Tiên vào khoảng 3h30 GMT hôm nay. Trung Quốc còn ghi nhận trận động đất thứ hai mạnh 4,6 độ Richter xảy ra không lâu sau trận thứ nhất.

Hàn Quốc sau đó đã nâng mức độ báo động quân đội và kích hoạt nhóm ứng phó khủng hoảng hạt nhân. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã triệu tập một cuộc họp khẩn với Hội đồng An ninh Quốc gia.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản triển khai ba phi cơ để đo phóng xạ. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố hành động của Triều Tiên là "không thể chấp nhận được".

Trước đó, ngày 29/8, Triều Tiên đã phóng tên lửa bay qua Nhật Bản. Theo quân đội Hàn Quốc, tên lửa được phóng đi từ khu vực Sunan, gần thủ đô Bình Nhưỡng vào lúc khoảng 6h sáng ngày 29/8. Tên lửa bay được quãng đường 2.700 km và đạt độ cao 550km so với mặt nước biển. Đài truyền hình quốc gia Nhật Bản cho biết tên lửa này đã vỡ thành ba mảnh và rơi xuống vùng biển ngoài khơi đảo Hokkaido. Quân đội Nhật Bản không tìm cách bắn hạ tên lửa. 
2. Mỹ yêu cầu Nga đóng cửa tổng lãnh sự quán
Tổng lãnh sự quán Nga tại San Francisco
Tổng lãnh sự quán Nga tại San Francisco
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đã yêu cầu Nga đóng cửa Tổng lãnh sự quán tại thành phố San Francisco thuộc bang California và 2 cơ sở ngoại giao khác tại thủ đô Washington D.C. và thành phố New York.
Động thái này nhằm đáp trả việc Moscow hồi tháng trước đề nghị Washington cắt giảm hơn một nửa số lượng nhân viên ngoại giao và kỹ thuật tại Nga xuống còn 455 người trước ngày 1/9, sau khi quốc hội Mỹ ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, theo Reuters.
Phát ngôn viên Heather Nauert của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Nga phải hoàn tất việc đóng cửa Tổng lãnh sự quán tại San Francisco cùng hai cơ sở ngoại giao trên trước ngày 2/9.
Như vậy, Nga cũng sẽ chỉ còn 455 nhân viên ngoại giao tại Mỹ, bằng số nhân viên ngoại giao Mỹ tại Nga.
Phản ứng trước diễn biến trên, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng ông “lấy làm tiếc vì sự leo thang căng thẳng trong mối quan hệ song phương”.
Ông Lavrov nói thêm Moscow sẽ xem xét yêu cầu trên và phản ứng hợp lý, theo BBC dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Nga. Trước đó, Mỹ cũng đã ngưng cấp visa không di dân trên toàn nước Nga từ 23/8-1/9.
3. Ấn Độ và Trung Quốc nhất trí rút quân khỏi khu vực tranh chấp
Căng thẳng tại Doklam khiến Trung Quốc và Ấn Độ huy động hàng nghìn binh sĩ tới khu vực này. Ảnh: The National Interest.
Căng thẳng tại Doklam khiến Trung Quốc và Ấn Độ huy động hàng nghìn binh sĩ tới khu vực này. Ảnh: The National Interest.
Ngày 28/8, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, nước này và Trung Quốc đã nhất trí rút quân khỏi khu vực cao nguyên Doklam mà Bắc Kinh gọi là Đông Lãng, nơi hai nước đang có nhiều căng thẳng hơn 2 tháng qua.
 
Tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết: Trong những tuần qua, Ấn Độ và Trung Quốc đã duy trì các kênh trao đổi ngoại giao liên quan tình hình căng thẳng tại Doklam. Trên cơ sở đó, hai bên nhất trí "rút ngay lập tức binh lính tại đây và công tác này đã bắt đầu được triển khai". 

Cùng ngày, phía Trung Quốc cũng xác nhận binh sĩ Ấn Độ đã bắt đầu rút khỏi khu vực biên giới tranh chấp. Phát biểu trước báo giới, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đánh giá cao diễn biến tích cực này, đồng thời cho hay binh lính Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tuần tra tại khu vực.

4. Mỹ tan hoang vì “siêu bão thế kỷ“

Một khu vực ở thành phố Houston, bang Texas chìm trong biển nước. Ảnh: Reuters
Một khu vực ở thành phố Houston, bang Texas chìm trong biển nước. Ảnh: Reuters

Ngày 27/8 "siêu bão thế kỷ" Harvey vừa ập vào bang Texas của Mỹ với sức gió khủng khiếp 210 km/h khiến ít nhất 1 người thiệt mạng, 14 người bị thương và hàng nghìn người mất nhà cửa. Rockport là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của siêu bão Harvey.Đây là cơn bão mạnh nhất Mỹ phải hứng chịu trong 12 năm qua, kể từ siêu bão Charley năm 2004.

Hàng nghìn người dân bị mắc kẹt trong nước phải tìm cách leo lên mái nhà hoặc những nơi cao hơn để trú và chờ người đến giải cứu. Có những nơi nước lũ dâng lên đến tầng hai của ngôi nhà.

Mưa kéo dài khiến cho phần lớn thành phố ngập trong làn nước xám đục, các con phố trở thành sông mà người dân chỉ có thể di chuyển bằng thuyền. Mỗi giờ, cơn bão lại phá hủy thêm nhiều tài sản và gây mất điện trên diện rộng.

Đây được xem là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Texas trong hơn 50 năm qua và là cơn bão mạnh nhất trên toàn nước Mỹ kể từ bão Wilma năm 2005. Siêu bão cấp 4 Harvey đã làm ít nhất 1 người thiệt mạng và 14 người khác bị thương, đồng thời gây ra lụt lội nặng nề tại thủ phủ dầu khí của Mỹ.

5. 2 triệu tín đồ Hồi giáo đổ về thánh địa Mecca dự lễ hành hương

Người hành hương ở Mecca. Ảnh: al Jazeera.
Người hành hương ở Mecca. Ảnh: al Jazeera.

Hôm 30/8 gần 2 triệu người Hồi giáo trên toàn thế giới đổ về thánh địa Mecca ở Saudi Arabia để tham dự lễ hội hành hương Haji diễn ra từ ngày 30/8 đến ngày 4/9 năm nay. Cuộc hành hương năm nay diễn ra trong bối cảnh Vùng Vịnh đang ở trong cuộc khủng hoảng chính trị và Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang thất bại liên tiếp ở Iraq và Syria.

Để lễ hội năm nay diễn ra tốt đẹp, giới chức Saudi Arabia đã tăng cường tối đa các biện pháp an ninh cũng như chuẩn bị mọi biện pháp đối phó cần thiết.

Các quan chức an ninh của Saudi Arabia cho biết, để đối phó với tình huống đám đông chen lấn dẫn tới tình trạng dẫm đạp khiến nhiều người thiệt mạng như những năm trước và cả nguy cơ khủng bố, năm nay Saudi Arabia triển khai hơn 100.000 nhân viên an ninh luôn trong tình trạng sẵn sàng báo động cao, đảm bảo trật tự an ninh và sử dụng các thiết bị hiện đại như lắp đặt cổng điện tử, máy quét hiện đại tại lối vào để kiểm tra giấy phép.

6. Căng thăng Mỹ - Venezuela leo thang nguy hiểm

Binh sĩ Venezuela hướng dẫn người dân cách sử dụng súng. Ảnh: Reuters.
Binh sĩ Venezuela hướng dẫn người dân cách sử dụng súng. Ảnh: Reuters.

Quan hệ Mỹ - Venezuela tiếp tục xấu đi sau những động thái trả đũa lẫn nhau của nhà chức trách hai nước. Ngay sau khi Mỹ đe dọa sử dụng biện pháp quân sự với Venezuela, quốc gia Nam Mỹ này cũng triển khai cuộc diễn tập quân sự quy mô toàn quốc nhằm duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu của cả nước trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lược từ bên ngoài.

Phát biểu tại công viên quốc gia Macarao, thuộc bang Miranda, Tây Venezuela, hôm 26/8, Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela Vladimir Padrino Lopez cho biết thông qua cuộc tập trận, Venezuela muốn nói với thế giới rằng nước này có một lực lượng vũ trang và một dân tộc sẵn sàng làm tất cả để bảo vệ đất nước.

7. Thái Lan phối hợp 6 nước truy lùng cựu thủ tướng Yingluck

Cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Ảnh: Reuters.
Cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha ngày 29/8 cho biết Bộ Ngoại giao nước này đã liên hệ qua kênh ngoại giao với 6 quốc gia, gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam, Singapore và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), để được hỗ trợ trong truy lùng bà Yingluck Shinawatra, Nation đưa tin.

Nhà chức trách Thái Lan còn kiểm tra các điểm nhập cảnh dọc theo biên giới để tìm bà Yingluck. Bà Yingluck bỏ trốn khỏi Thái Lan ngay trước khi tòa án nước này kết án bà liên quan đến cáo buộc quản lý cẩu thả chương trình trợ giá lúa gạo cho nông dân, làm thất thoát ngân sách.

Bà Yingluck được cho là đã trốn sang Dubai, UAE, và nghi muốn xin tị nạn chính trị tại Anh. Tuy nhiên, Thái Lan không liên hệ với Anh vì ông Chan-o-cha tin bà Yingluck không đủ điều kiện để được chấp thuận.

Tư lệnh lục quân Thái Lan Chalermchai Sitthisat nhận định kế hoạch bỏ trốn của bà Yingluck được vạch ra rất cẩn thận từ trước và có sự giúp đỡ từ ông Thaksin Shinawatra. Cựu thủ tướng Thaksin, anh trai bà Yingluck, có một ngôi nhà ở Dubai. Ông sống lưu vong tại đây để tránh án tù vì tham nhũng năm 2008.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.