Tọa đàm khoa học Nguyễn Trung Hiếu - Nhà giáo, nhà nghiên cứu, nghệ sỹ tài hoa và nhân cách

Thành Chung 26/09/2020 14:15

(Baonghean.vn) - Nhà giáo Nguyễn Trung Hiếu là một người Thầy ưu tú, chân chính, một nhân cách lớn, giàu cá tính; có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục; luôn nhận được sự trân trọng và yêu mến của nhiều thế hệ học trò.

Toàn cảnh tọa đàm khoa học về Nhà giáo Nguyễn Trung Hiếu do Viện Sư phạm Xã hội tổ chức. Ảnh: Thành Chung

Sáng 26/9, Viện Sư phạm Xã hội, Trường Đại học Vinh tổ chức buổi Tọa đàm Khoa học Nguyễn Trung Hiếu - Nhà giáo, nhà nghiên cứu, nghệ sỹ tài hoa và nhân cách. Ảnh: Thành Chung

Tham dự buổi tọa đàm có đại diện lãnh đạo tỉnh Nghệ An, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh, đông đảo giảng viên, cựu sinh viên khoa Ngữ Văn Trường Đại học Vinh và đại diện dòng họ, gia đình nhà giáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Trung Hiếu.

Nhà giáo Nguyễn Trung Hiếu trong dịp kỷ niệm 220 năm ngày sinh Đại Thi hào Nguyễn Du. Ảnh: Viện SPXH
Nhà giáo Nguyễn Trung Hiếu trong dịp kỷ niệm 220 năm ngày sinh Đại Thi hào Nguyễn Du. Ảnh: Viện SPXH
Nhà giáo Nguyễn Trung Hiếu (1925 - 1995), quê quán ở xã Diễn Bình, huyện Diễn Châu; là một trong những người thầy thuộc thế hệ vàng đầu tiên của khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Vinh (nay là Trường Đại học Vinh).

Cuộc đời và sự nghiệp của nhà giáo Nguyễn Trung Hiếu gắn bó với Trường Đại học Vinh. Trước tháng 9/1945, ông tham gia công tác Việt Minh với bí danh Hoàng Văn Xích; từ 1945-1958, làm nhiệm vụ công tác thanh niên, mặt trận, tuyên huấn ở huyện, rồi làm Hiệu trưởng liên trường trung học bình dân Diễn Châu.

GS.TS Nguyễn Huy Bằng, Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh phát biểu tôn vinh Nhà giáo Nguyễn Trung Hiếu trong buổi tọa đàm. Ảnh: Thành Chung
GS.TS Nguyễn Huy Bằng, Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh phát biểu tôn vinh nhà giáo Nguyễn Trung Hiếu trong buổi tọa đàm. Ảnh: Thành Chung
Năm 1959, nhà giáo Nguyễn Trung Hiếu vào học đại học (khóa 1, Ban Văn – Sử, Trường Đại học Sư phạm Vinh). Sau khi tốt nghiệp xuất sắc, nhà giáo Nguyễn Trung Hiếu được giữ lại làm công tác giảng dạy ở Trường Đại học Sư phạm Vinh.

Trong những năm tháng tham gia giảng dạy ở Trường Đại học Vinh, thầy Nguyễn Trung Hiếu đã thể hiện rõ là một nhà giáo chân chính, một nhân cách lớn, giàu cá tính, nhận được sự trân trọng và yêu mến của nhiều thế hệ học trò.

Ban Tổ chức tọa đàm tặng hoa, sách cho người thân Nhà giáo Nguyễn Trung Hiếu. Ảnh: Thành Chung
Ban Tổ chức tọa đàm tặng hoa, sách cho người thân nhà giáo Nguyễn Trung Hiếu. Ảnh: Thành Chung
Bên cạnh đó, nhà giáo Nguyễn Trung Hiếu còn là một nhà nghiên cứu văn học có uy tín, nghệ sỹ tài hoa, để lại nhiều công trình quý giá về khoa học, văn hóa, giáo dục và nghệ thuật cho trường Đại học Vinh nhiều tác phẩm thơ, hội họa.

Từ những năm 1980, Trường Đại học Vinh đã đón nhận được rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học của thầy, tiêu biểu như cuốn sách “Về tính hệ thống và đặc trưng của văn học nghệ thuật”.

Bức tranh màu nước Tết Ngày Xưa của Nhà giáo Nguyễn Trung Hiếu. Ảnh: Thành Chung
Bức tranh màu nước "Tết ngày xưa" của nhà giáo Nguyễn Trung Hiếu. Ảnh: Thành Chung

Trân trọng những đóng góp to lớn của nhà giáo Nguyễn Trung Hiếu, Viện Sư phạm Xã hội, Trường Đại học Vinh tổ chức buổi Tọa đàm Khoa học Nguyễn Trung Hiếu nhằm tưởng nhớ, tôn vinh và tri ân.

PGS.TS Biện Minh Điền, Trường Đại học Vinh trình bày tham luận về Nhà giáo Nguyễn Trung Hiếu. Ảnh: Thành Chung
PGS.TS Biện Minh Điền, Trường Đại học Vinh trình bày tham luận về nhà giáo Nguyễn Trung Hiếu. Ảnh: Thành Chung
Tại buổi tọa đàm, các nhà khoa học đã trình bày những tham luận về nhà giáo chân chính, tiêu biểu, trí thức lớn, nghệ sỹ tài hoa. Qua buổi tọa đàm này, các giảng viên, sinh viên, những đại biểu tham dự đã phần nào có thể tiếp thu những giá trị văn hóa tinh thần của cá nhân nhà giáo Nguyễn Trung Hiếu và lớp người đi trước; từ đó học hỏi, tích hợp cho bản thân, có thêm những đóng góp cho ngành khoa học nhân văn, đặc biệt là văn học nghệ thuật./.

Mới nhất
x
x
Tọa đàm khoa học Nguyễn Trung Hiếu - Nhà giáo, nhà nghiên cứu, nghệ sỹ tài hoa và nhân cách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO