Tổng thống Nga Vladimir Putin với 20 năm lãnh đạo đất nước

(Baonghean.vn) - Ngày 26/3/2020 tròn 20 năm kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin trở thành nhà lãnh đạo nước Nga. Là sự kiện trọng đại, song ông Putin không phải người thích kỷ niệm những ngày đặc biệt của cá nhân. Tổng thống vẫn bận rộn với lịch làm việc, nhất là trong bối cảnh hiện tại, nhà lãnh đạo Nga không có thời gian để nghỉ ngơi.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS

Không đồng tình khi được gọi là Sa hoàng 

Theo Dmitry Peskov, thư ký báo chí của tổng thống, ngày 26/3 tại Moskva Tổng thống Putin có cuộc làm việc với doanh nhân các thành phố. Đặc biệt, tổng thống sẽ tham gia Hội nghị thượng G20 khẩn cấp thông qua hình thức trực tuyến, nhằm thảo luận về cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 và tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu. 
Với lịch trình dày đặc như vậy, Tổng thống Putin sẽ phải kiểm soát thận trọng, bởi từ lâu đây đã trở thành phong cách sống và làm việc của ông. 
Tổng thống Putin mặc đồ bảo hộ khi đến thăm cơ sở y tế ngày 25/3 trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19. Ảnh: RT
Tổng thống Putin mặc đồ bảo hộ khi đến thăm cơ sở y tế ngày 25/3 trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Ảnh: RT

Trong 20 năm cầm quyền (15 năm tại vị trí tổng thống và 5 năm làm thủ tướng), ông Putin chưa hề có "một năm bình yên". Không năm nào giống năm nào. Bối cảnh của đất nước và thế giới liên tục thay đổi, đặt ra nhiều vấn đề và thách thức mới. Xung đột quốc tế, cuộc chiến chống khủng bố, khủng hoảng kinh tế và biến đổi khí hậu... chỉ là số ít trong nhiều thách thức đã và đang đòi hỏi "câu trả lời" nhanh chóng. 

Bất chấp sự hỗn loạn chung, Nga vẫn trên đà tiếp tục phát triển. Dưới "thời đại" của Tổng thống Putin, đã có sự thay đổi về thể chế và hệ thống chính trị, được sắp xếp hợp lý hơn, khả năng phòng thủ của đất nước được gia tăng. 
Tổng thống Putin nắm giữ sức mạnh quyền lực to lớn. Tuy nhiên, ông không tán thành với những ý kiến gọi ông là sa hoàng. Trong cuộc phỏng vấn trong dự án "20 câu hỏi dành cho Vladimir Putin", tổng thống đã giải thích rằng: Sa hoàng là người đưa ra sắc lệnh, còn tổng thống là người làm việc hàng ngày.
"Sa hoàng là người ngồi trên ngai vàng, từ trên cao nhìn xuống vào nói: "Ở đây tôi là người ra lệnh, và mọi người sẽ phải hoàn thành". Còn chúng ta, hãy thử chỉ đội vương miện và nhìn vào gương xem!" - Tổng thống Putin nói.
Tổng thống Putin làm việc với chính phủ Nga. Ảnh: AAP
Tổng thống Putin làm việc với Chính phủ Nga. Ảnh: AAP

Sự căng thẳng trong công việc của Putin, mà sau 2 nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. chính ông đã so sánh với công việc của nô lệ ở trang trại. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ qua, cả bạn bè và kẻ thù của ông đã không ngừng đặt ra câu hỏi, làm sao tất cả khối lượng công việc khổng lồ này có thể được thực hiện bởi một người.

Định hình xu hướng riêng 
Ở vị trí đòi hỏi trách nhiệm cao, và sự công khai tối đa, song Tổng thống Putin lại giữ những điều giản dị cho riêng mình. Trong tiểu sử của mình, mọi người đều biết đến hai người con gái của Tổng thống Putin, nhưng ông cũng chỉ tình cờ đề cập đến sự hiện diện của các con mình. Bởi ông cho rằng, sẵn sàng đưa mọi thứ "lên màn hình" là điều không thể khi đề cập đến nhà lãnh đạo nước Nga. 
Đi theo xu hướng hiện đại chung không phải là phong cách của Tổng thống Putin. Ông thích định hình chúng hơn. Điều này minh chứng ở chỗ, nhà lãnh đạo Nga ngày càng khẳng định rõ vị thế của mình trên trường quốc tế. 
Tổng thống Putin thảo luận với các nhà lãnh đạo trong nhóm
Tổng thống Putin thảo luận với các nhà lãnh đạo trong nhóm "Normandy" tại Paris. Ảnh: Getty

Chẳng hạn năm 2003, nhằm chống lại sự bùng nổ chiến tranh ở Iraq, Tổng thống Putin đã đưa vào "quỹ đạo" của mình những đồng minh hùng mạnh như Tổng thống Pháp Jacques Chirac và Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder. Vào năm 2007, Tổng thống Putin đã thực hiện bài phát biểu nổi tiếng tại thành phố Munich (Đức), tuyên bố hùng hồn về vị trí của Moskva trên trường quốc tế. Bài phát biểu được giới chuyên gia đánh giá là "đi trước thời đại". 

20 năm trôi qua, trước khi nhiều quốc gia bắt đầu sử dụng "vị trí quốc gia" như một từ vựng điển hình trong giải quyết các vấn đề quốc tế, thì Nga đã đi trước và lấy lại được sự công nhận của thế giới như một người chơi hàng đầu trên bàn cờ thế giới, cho dù nó được đồng tình hay phản đối. 
Tổng thống Putin, người luôn kêu gọi một giải pháp ngoại giao cho bất kỳ cuộc xung đột nào, đã tuyên bố dứt khoát và kiên quyết rằng, chính Nga sẽ không đối đầu với bất kỳ ai, ngay cả khi một quốc gia nào đó muốn tạo ra cuộc xung đột vũ trang mới với Moskva.
"Phía trước còn rất nhiều phần việc quan trọng"
Với kinh nghiệm dày dặn, trải qua nhiều vị trí quan trọng, Tổng thống Putin đã vượt qua những người đồng cấp nổi tiếng trên thế giới. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (nhậm chức từ năm 2013), Thủ tướng Đức Angela Merkel (từ năm 2005), hay Tổng thống Mỹ Donald Trump (từ năm 2016), đều không thể so sánh được đối với Tổng thống Vladimir Putin.
Trong số các nhà lãnh đạo giữ quyền lực cao nhất, Tổng thống Putin chỉ đứng sau Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko - người lãnh đạo nền cộng hòa trong gần 26 năm. 
Tổng thống Putin phát biểu Thông điệp liên bang năm 2020. Ảnh: TASS
Tổng thống Putin phát biểu Thông điệp liên bang năm 2020. Ảnh: TASS

Tổng thống Putin từng thừa nhận rằng, ban đầu chưa bao giờ ông nghĩ, việc cầm quyền của ông có thể kéo dài trong một thời gian dài như vậy. Tuy nhiên, khi đề cập đến khả năng "nằm ngoài cuộc đua", Tổng thống thể hiện ý thức, trách nhiệm đối với "những gì đang và sắp xảy ra". 

Ngày 31/12/1999, Tổng thống đầu tiên của nước Nga Boris Yeltsin tuyên bố từ chức và chỉ định Vladimir Putin làm quyền Tổng thống. Khi đó, điều duy nhất mà cựu Tổng thống Yeltsin đề nghị Putin là "hãy chăm sóc nước Nga".
Ngày 26/3/2000 diễn ra cuộc bầu cử sớm tại Nga. Trong số 11 ứng cử viên tham gia, Vladimir Putin là người dành chiến thắng với sự ủng hộ của cử tri đạt 52,94% số phiếu. 
Ngay ngày hôm sau 27/3/2000, nguyên thủ quốc gia tương lai Vladimir Putin đã tuyên bố: "Vẫn còn rất nhiều phần việc quan trọng ở phía trước. Còn nhiều vấn đề cần giải thích, còn nhiều việc làm sẽ gây tranh cãi. Nhưng tôi có thể hình dung những gì cần phải làm tiếp theo".
Kể từ đó, thế giới đã chứng kiến nhiều thay đổi của  nước Nga. Đối với Tổng thống Putin, điều quan trọng nhất không phải là những gì đã thực hiện, mà những gì cần phải làm ở phía trước. Và Tổng thống Putin xem đây là động lực chính trong sự điều hành đất nước của mình. 

Vladimir Putin được bầu làm Tổng thống Nga lần đầu tiên vào năm 2000 và tái đắc cử năm 2004.

Theo Hiến pháp Nga, ông Putin không được tranh cử năm 2008 và đã đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Nga. Cùng năm đó, Hiến pháp được sửa đổi nhằm kéo dài thời hạn nhiệm kỳ Tổng thống lên 6 năm.

Năm 2012, ông Putin một lần nữa trở thành Tổng thống Nga và tái đắc cử thêm một lần nữa vào tháng 3/2018.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.