Trải nghiệm của phóng viên ngồi cùng chuyên cơ với Obama

Là một trong 13 nhà báo được ngồi cùng chuyên cơ với tổng thống Mỹ, phóng viên BBC kể lại những điều thú vị như cách giải trí hay đồ ăn nhẹ trên máy bay.

trai-nghiem-cua-phong-vien-ngoi-cung-chuyen-co-voi-obama

Chuyên cơ Air Force One của tổng thống Mỹ. Ảnh: White House

Cuối tháng trước, phóng viên chuyên về khu vực Bắc Mỹ của BBC, Jon Sopel, đã có cơ hội ngồi trên máy bay Air Force One cùng Tổng thống Mỹ Obama, để đưa tin về chuyến đi của ông đến các nước vùng Vịnh và Anh.

Sopel giải thích có hai khái niệm trong chuyến đi là "pool" - nhóm phóng viên và "bubble" - vùng an ninh.

"Pool" là từ dùng để chỉ các nhà báo đi cùng tổng thống. Vì không gian trên máy bay hạn chế nên chỉ có 13 đại diện của các cơ quan báo chí được ngồi trên chuyên cơ, tất cả tài liệu được chia sẻ cùng một lúc nên không ai có lợi thế cạnh tranh khi tác nghiệp.

"Bubble" là vùng an toàn để các phóng viên hoạt động. Bên trong "bubble", phóng viên được gọi là "sạch", ở bên ngoài được gọi là "bẩn". Vào ngày bay, các phóng viên tập trung ở khách sạn tổng thống ở. Chó nghiệp vụ đánh hơi kiểm tra đồ đạc của phóng viên, sau đó hai mật vụ mở tất cả hành lý và xem xét tất cả mọi thứ.

Sau đó, các phóng viên đi qua máy dò kim loại và lên một chiếc xe buýt, rồi di chuyển trong đoàn xe của tổng thống. Từ bây giờ, các phóng viên được gọi là đang ở trong vùng an toàn. Một mật vụ có vũ trang tháp tùng các phóng viên. Ngoài ra còn có một quan chức báo chí của Nhà Trắng, người sẽ thông báo khi nào đoàn phóng viên phải di chuyển.

"Bạn không được phép rời khỏi vùng an toàn bất cứ lúc nào. Tổng thống đi đâu, bạn đi theo đấy", Sopel nói.

Ở trên máy bay, phóng viên có thể đi lại xung quanh, nhưng chỉ có thể di chuyển từ khu vực nơi họ ngồi về phía cuối máy bay. Tổng thống Mỹ ngồi ở phía trước để ông có thể đi bất cứ nơi nào. Ông có một phòng ngủ, một phòng tập thể dục và phòng hội nghị lớn. Các không gian tiếp theo dành cho những nhân viên cấp cao và cán bộ chủ chốt. Một đội thông tin liên lạc luôn trực tại máy tính được mã hóa, cùng một đội y tế và mật vụ. Các phóng viên ngồi ở gần cuối máy bay.

Sopel không có thẻ lên máy bay hay có số ghế ngồi được chỉ định. Ghế của anh được đặt một tấm card có ghi "BBC, chào mừng lên Air Force One".

trai-nghiem-cua-phong-vien-ngoi-cung-chuyen-co-voi-obama-1

Tấm card đặt trên ghế ngồi của phóng viên BBC. Ảnh: BBC

Một điều thú vị là các phóng viên còn bỏ phiếu để chọn xem phim nào, được chiếu trên hai màn hình lớn trong khoang. Sopel cho biết các nhà báo Mỹ đều thích xem phim James Bond.

Đằng sau khu ngồi của phóng viên là nhà bếp. Đầu bếp trưởng Christine là người thành thạo tiếng Arab và từng làm việc trong lĩnh vực tình báo. Christine muốn ngắm nhìn thế giới nên cô gia nhập không quân Mỹ. Bữa tối của Sopel gồm các món thịt bò, salad và bánh pho mát. Giấy ăn có con dấu của tổng thống Mỹ và dòng chữ "trên chuyên cơ của tổng thống".

Điều khiến Sopel thích thú nhất là những hộp chocolate M & M nhỏ được sản xuất riêng cho Air Force One, có con dấu của tổng thống và một bức ảnh ông Obama. Sopel nói rằng máy bay này từng có cả bộ bài và thậm chí cả thuốc lá chuyên biệt. Anh còn được trao giấy chứng nhận có chữ ký của cơ trưởng rằng anh là một khách mời của tổng thống trên Air Force One.

Khi chuyên cơ hạ cánh ở sân bay Stansted ở London, đoàn phóng viên không cần làm thủ tục nhập cảnh. Có ba trực thăng của thủy quân lục chiến, cùng trực thăng Marine One cho tổng thống đợi sẵn để đưa họ đến khu nhà của đại sứ quán Mỹ tại London.

trai-nghiem-cua-phong-vien-ngoi-cung-chuyen-co-voi-obama-2

Chocolate trên chuyên cơ. Ảnh: BBC

 Theo VNE

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.