Triều đại Mugabe qua 10 con số khó tin

Robert Mugabe - anh hùng cách mạng, người đã đem lại độc lập cho Zimbabwe, cuối cùng cũng đã lùi về phía sau sau gần 40 năm cầm quyền liên tục, tất nhiên, dưới áp lực ngày càng lớn.

37 năm

Sẽ còn mất một thời gian dài để xử lý những di sản mà ông Mugabe để lại trong gần bốn thập kỷ cầm quyền. Ảnh: REUTERS
Sẽ còn mất một thời gian dài để xử lý những di sản mà ông Mugabe để lại trong gần bốn thập kỷ cầm quyền. Ảnh: REUTERS

Là thời gian ông Mugabe cầm quyền ở Zimbabwe kể từ khi đất nước này giành được độc lập từ tay người Anh năm 1980, với 7 năm trên ghế Thủ tướng và 30 năm làm Tổng thống. Ông Mugabe là Tổng thống thứ hai của Zimbabwe độc lập.

231 triệu %

Là tỉ lệ lạm phát của Zimbabwe vào tháng 7-2008, đỉnh cao của cuộc khủng hoảng kinh tế ở đất nước thuộc khu vực nam phi này. Nguyên cớ bắt đầu từ cuộc cải cách ruộng đất nhanh chóng và bạo lực do ông Mugabe phát động vào năm 2000. 

Các trang trại của người Zimbabwe da trắng - niềm ao ước của khu vực châu Phi vào thời điểm đó, đã bị tước đoạt và phân phát lại cho các cựu chiến binh và người Zimbabwe da đen. Các chuyên gia nói nó là một phần của việc ông Mugabe đã đẩy Zimbabwe vào cuộc nội chiến thứ hai ở Congo.

16,3 tỉ USD

Không thể đổi được đồng đôla Mỹ mới, năm 2010, nhiều người ở Zimbabwe đã giặt và phơi các đồng tiền cũ để tiếp tục sử dụng chúng - Ảnh: AP
Không thể đổi được đồng đôla Mỹ mới, năm 2010, nhiều người ở Zimbabwe đã giặt và phơi các đồng tiền cũ để tiếp tục sử dụng chúng - Ảnh: AP

Là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Zimbabwe năm 2016. Cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị suốt 8 năm (2000-2008) đã khiến GDP của Zimbabwe giảm hơn một nửa, mức giảm lớn nhất của một quốc gia đang trong thời bình, theo phân tích của Ngân hàng Thế giới (WB).

Thực tế, nền kinh tế Zimbabwe đã có một giai đoạn hồi phục ngắn từ năm 2009 đến 2012 nhưng bắt đầu sụt giảm trong những năm gần đây. Ông Mugabe, trên cương vị Tổng thống, luôn đổ lỗi những vấn đề của nền kinh tế Zimbabwe cho các nước phương tây, đặc biệt là Anh. Ông ta cáo buộc đó là âm mưu lật đổ vì ông đã tịch thu ruộng đất của người da trắng ở Zimbabwe.

16,15 triệu

Là dân số hiện tại của Zimbabwe sau gần 40 năm độc lập. Với mức dân số như hiện tại, GDP bình quân đầu người của Zimbabwe đang ở mức xấp xỉ 1.001 USD, theo Ngân hàng Thế giới.

600 triệu đôla Zimbabwe

Zimbabwe từng là đất nước của những tỉ phú nghèo khi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra - Ảnh chụp màn hình
Zimbabwe từng là đất nước của những tỉ phú nghèo khi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra - Ảnh chụp màn hình

Là số tiền cần để mua một ổ bánh mì tại Zimbabwe vào tháng 6-2008, năm đỉnh cao của lạm phát. Một chai dầu ăn hai lít có giá 5 triệu đôla Zimbabwe.

100 ngàn tỉ đôla Zimbabwe chỉ tương đương 40 xu Mỹ vào lúc nó sụp đổ. Siêu lạm phát kết thúc khi đồng tiền đếm số 0 mỏi miệng này bị loại bỏ hoàn toàn và được thay thế bởi một hệ thống đa tiền tệ trong đó đồng đôla Mỹ chiếm ưu thế, có giai đoạn còn có cả Nhân dân tệ của Trung Quốc.

21%

Là tỉ lệ dân số Zimbabwe sống dưới ngưỡng 2 USD/ngày vào năm 2011 - mức cực nghèo đói theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới.

13,5%

Zimbabwe đứng thứ 6 về tỉ lệ người trưởng thành bị nhiễm HIV/AIDS trong số các nước Châu Phi hạ Sahara năm 2016, theo Chương trình phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS).

Thời kỳ đỉnh cao năm 1997, tỉ lệ này lên tới hơn 24%. Sự sụt giảm này được cho là nhờ vào các chiến dịch tuyên truyền sử dụng bao cao su, các chương trình ngăn bệnh từ mẹ sang con và điều kiện y tế được cải thiện.

60 năm

Ông Mugabe năm nay đã 93 tuổi - Ảnh: REUTERS
Ông Mugabe năm nay đã 93 tuổi - Ảnh: REUTERS

Là tuổi thọ trung bình của người dân Zimbabwe vào năm 2015, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới. Dưới thời của ông Mugabe, tuổi thọ trung bình của người dân nước này đã từng chạm đáy 43,1 năm vào năm 2003. 

Một thập kỷ bất ổn, can thiệp vào cuộc nội chiến Congo đã kéo tuổi thọ trung bình của người Zimbabwe sụt giảm liên tục trong từ 1990 tới 2003. 

Tuổi thọ trung bình tỷ lệ nghịch với tỉ lệ số người nhiễm HIV/AIDS.

81%

Zimbabwe có tỉ lệ sở hữu điện thoại di động rất cao, cứ 100 người thì có tới 81 người sở hữu điện thoại di động, theo cuộc khảo sát về sức khỏe và nhân khẩu học Zimbabwe năm 2015; 43% hộ gia đình có máy thu thanh, 37% có truyền hình và chỉ 10% có máy vi tính.

89%

Ông Mugabe trong buổi lễ tốt nghiệp của các sinh viên một trường đại học ở thủ đô Harare ngày 17-11, buổi lễ cuối cùng mà ông tham dự với tư cách Tổng thống - Ảnh: REUTERS
Ông Mugabe trong buổi lễ tốt nghiệp của các sinh viên một trường đại học ở thủ đô Harare ngày 17-11, buổi lễ cuối cùng mà ông tham dự với tư cách Tổng thống - Ảnh: REUTERS

Mugabe, người đã từng là giáo viên, sẽ còn được nhắc đến như là một người đã đưa Zimbabwe trở thành một trong những nước có tỉ lệ người biết chữ cao nhất châu Phi, ngang ngửa các nước phát triển trên thế giới.

Nhưng nói như một số nhà quan sát, nỗ lực khai mở dân trí của ông Mugabe được ví như hành động "tự đào huyệt chôn mình". 

40 năm là thời gian đủ nhiều để một thế hệ lớn lên, chứng kiến và thấu hiểu những gì đang xảy ra ở Zimbabwe. Không có gì ngạc nhiên khi 3 ngày vừa qua, những người hăng hái đòi ông Mugabe từ chức nhất là các sinh viên, những người trẻ có học thức.

Theo Tuoitre.vn

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.