Triều Tiên thay Thứ trưởng Bộ quốc phòng

Hãng tin KCNA hôm nay 17-5 cho biết CHDCND Triều Tiên đã bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ quốc phòng mới. Giới quan sát cho rằng Bình Nhưỡng muốn cải tổ đội ngũ quan chức quân đội.

Ông Jon Chang Bok (trái) tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt năm 2011. Lúc này ông Jon còn là tổng cục trưởng phụ trách hậu cần của quân đội Triều Tiên - Ảnh: Xinhua

Theo KCNA, thượng tướng Jon Chang Bok đã tháp tùng Chủ tịch Kim Jong Un trong một chuyến thăm nhà máy chế biến thực phẩm của quân đội với tư cách thứ trưởng thứ nhất của Bộ Các lực lượng vũ trang quân đội nhân dân Triều Tiên (tương đương Bộ Quốc phòng).

Trong một buổi hòa nhạc kỷ niệm Ngày quốc tế lao động hồi đầu tháng, ông Jon cũng đến tham dự cùng Chủ tịch Kim Jong Un.

Ông Jon Chang Bok được thăng hàm thượng tướng vào tháng 4-2010. Đến tháng 9-2010, ông trở thành thành viên Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên.

Vị trí thứ trưởng này trước đây thuộc về ông Hyon Chol Hae. Bản tin của KCNA không nêu nguyên nhân thay đổi nhân sự.

Trước đó bốn ngày, KCNA cũng đưa tin thượng tướng Jang Jong Nam được bổ nhiệm làm bộ trưởng quốc phòng mới của CHDCND Triều Tiên, thay thế ông Kim Kyok Sik - người được giới quan sát Triều Tiên nhận định là một người cứng rắn.

Triều Tiên có 200 bệ phóng tên lửa di động?

Một cơ quan chính phủ Hàn Quốc cho biết CHDCND Triều Tiên có thể có tới 200 bệ phóng tên lửa di động, gấp đôi số lượng ước tính trước đây.

Viện phân tích quốc phòng Triều Tiên (KIDA) của Chính phủ Hàn Quốc dẫn báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ gửi lên Quốc hội Mỹ cho biết CHDCND Triều Tiên đã tích trữ được 200 bệ phóng tên lửa di động (TEL), 100 tên lửa Scud tầm ngắn, 50 tên lửa Nodong tầm trung và 50 tên lửa Musudan tầm xa.

Trước đó, quân đội và tình báo Hàn Quốc ước tính CHDCND Triều Tiên sở hữu tối đa 94 bệ phóng tên lửa.

Theo Hãng tin Yonhap, đây là lần đầu tiên Hàn Quốc hay Mỹ công khai số liệu TEL của CHDCND Triều Tiên trong một văn bản chính thức.

“Báo cáo của Mỹ cho thấy CHDCND Triều Tiên đang mở rộng chương trình tên lửa của mình bất chấp những khó khăn kinh tế - Yonhap dẫn lời nhà nghiên cứu Kim Sung Kurl tại KIDA - Điều này gây đe dọa với Hàn Quốc và quân đội Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc”.

Cũng theo ông Kim, Bình Nhưỡng đang tăng cường sức mạnh quân sự của mình để khống chế những ý kiến bất đồng trong nước và bảo đảm sự cai trị của chính quyền.

Theo tuổi trẻ - ĐT
;
Các tin khác
.
.

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.