Mỹ tuyên bố tẩy chay Hội nghị Giải trừ quân bị LHQ

Mỹ sẽ không cử đại sứ tham dự các cuộc họp của Hội nghị Giải trừ quân bị của Liên hợp quốc trong thời gian Iran làm chủ tịch luân phiên.

Đây là tuyên bố của Chính phủ Mỹ đưa ra ngày 13/5 nhằm phản đối cái mà Washington cho là "vai trò không thích hợp" của Tehran trong Liên hợp quốc liên quan đến các lệnh trừng phạt đang nhằm vào quốc gia này.

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad. (Ảnh: AFP)

Theo thứ tự bảng chữ cái, Iran sẽ chính thức giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội nghị Giải trừ quân bị trong thời gian từ ngày 27/5 đến 23/6 tới.

Phản ứng trước sự kiện này, người phát ngôn của Phái bộ Mỹ tại Liên hợp quốc Erin Pelton cho rằng việc Iran, nước đang phải chịu các lệnh trừng phạt quốc tếliên quan tới chương trình hạt nhân gây tranh cãi, là "không thích hợp và làđiều đáng tiếc." và khẳng định Washington sẽ không tham dự các cuộc họp của Hội nghị Giải trừ quân bị do Iran chủ tọa.

Quan chức Mỹ nói rằng bất kỳ quốc gia nào đang chịu các lệnh trừng phạt trongĐiều VII của Hiến chương Liên hợp quốc liên quan đến phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc các hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng không được giữ vai trò chính thức nào trong các cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc.

Hiện phái đoàn ngoại giao của Iran tại Liên hợp quốc vẫn chưa có bình luận nào trước quyết định gay gắt trên của Mỹ.

Chương trình hạt nhân gây tranh cãi vẫn là vấn đề khó giải quyết, gây bế tắc trong các đàm phán giữa quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này với Liên hợp quốc và các nước phương Tây.

Hồi tháng Tư vừa qua, Tehran đã tham gia các cuộc đàm phán giữa Nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) tại Almaty, Kazakhsan, song hai bên chưa đạt được thỏa thuận về một cách tiếp cận chung nhằm giảm quan ngại của phương Tây về chương trình hạt nhân của nước này.

Các cường quốc đã đề xuất nới lỏng các lệnh trừng phạt Iran, đổi lại Tehran phải hạn chế hoạt động làm giàu urani mà phương Tây lo ngại nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó, Iran khẳng định quyền được làm giàu urani phục vụ các mục đích dân sự của mình.

Dự kiến, ngày 15/5 tới, Iran và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sẽtổ chức vòng đàm phán mới tại thủ đô Viên (Vienna) của Áo.

Với 65 nước thành viên, Hội nghị Giải trừ quân bị của Liên hợp quốc được thành lập vào năm 1978 với mục đích đưa ra các hiệp định về kiểm soát vũ khí hóa học và sinh học. Tuy nhiên, từ năm 1998 tới nay, các hoạt động của cơ quan này hầu như không tiến triển do bất đồng giữa các nước thành viên./.
Theo (TTXVN) - ĐT

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.