Vẻ đẹp hoài cổ độc đáo của Viên Quang tự

(Baonghean.vn) - Ngôi chùa cổ sau một thời gian phục hồi, tôn tạo, chùa Viên Quang ở xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn (Nghệ An) lấy lại được nét đẹp xưa, trở thành điểm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng tiêu biểu trong vùng.
Theo tư liệu, chùa Viên Quang được xây dựng vào thời Lê, trên một quả đồi thấp. Ban đầu, chùa có tên là Sài Màng, sau khi bị một trận bão làm đổ sập, người địa phương đã đóng góp công sức xây dựng lại với tên mới là Viên Quang (hàm ý chỉ ánh sáng viên mãn, đẹp ngời). Cổng cổ chùa Viên Quang có kiến trúc 2 tầng, rêu phong cổ kính, được xây dựng bằng đá ong và trang trí, đắp nổi các hình tứ linh với nghệ thuật điêu luyện.
Theo tư liệu, chùa Viên Quang được xây dựng vào thời Lê, trên một quả đồi thấp. Ban đầu, chùa có tên là Sài Màng, sau khi bị một trận bão làm đổ sập, người địa phương đã đóng góp công sức xây dựng lại với tên mới là Viên Quang (hàm ý chỉ ánh sáng viên mãn, đẹp ngời). Cổng cổ chùa Viên Quang có kiến trúc 2 tầng, rêu phong cổ kính, được xây dựng bằng đá ong và trang trí, đắp nổi các hình tứ linh với nghệ thuật điêu luyện.
Trước cổng chùa còn có 2 tấm bia đá khắc chữ Hán. Theo các cụ cao niên, những năm kháng chiến, khi các đền, đình trong làng bị đổ nát, những tấm bia này đã được bà con di dời đưa về dựng tại đây. Trên văn bia (dịch nghĩa) ghi rõ nhiều tên tuổi các vị danh nho khoa bảng trong làng, trong xã.
Trước cổng chùa còn có 2 tấm bia đá khắc chữ Hán. Theo các cụ cao niên, những năm kháng chiến, khi các đền, đình trong làng bị đổ nát, những tấm bia này đã được bà con di dời đưa về dựng tại đây. Trên văn bia (dịch nghĩa) ghi rõ nhiều tên tuổi các vị danh nho khoa bảng trong làng, trong xã.
Hai công trình chính của chùa là bái đường (3 gian nằm ngang) và thượng cung 3 gian nằm dọc) xây dựng liền nhau có diện tích khá khiêm tốn. Trong ảnh: Nhà bái đường
Hai công trình chính của chùa là bái đường (3 gian nằm ngang) và thượng cung 3 gian nằm dọc) xây dựng liền nhau có diện tích khá khiêm tốn. Trong ảnh: Nhà bái đường
Nơi đây còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ kính với hàng chục pho tượng gỗ. Trên bàn thờ ở bái đường thờ bộ tượng Phật tam thế, tạc theo kiểu ngồi thiền, ngự tòa sen được xem là quý nhất.
Nơi đây còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ kính với hàng chục pho tượng gỗ. Trên bàn thờ ở bái đường thờ bộ tượng Phật tam thế, tạc theo kiểu ngồi thiền, ngự tòa sen được xem là quý nhất.
Hậu cung là nơi thờ khá nhiều tượng thánh, thần, trong đó có nhiều tượng các vị thánh nương.
Hậu cung là nơi thờ khá nhiều tượng thánh, thần, trong đó có nhiều tượng các vị thánh nương.
Trong khuôn viên chùa còn có 2 ngôi mộ cổ, táng ở phía trước, bên phải chùa. Tương truyền mộ lớn là nơi chôn cất các tượng Phật hư hỏng khi chùa cũ bị đổ sập do thiên tai và mộ nhỏ là nơi an nghỉ của một vị sư trụ trì đã có công lớn trong việc xây dựng lại chùa.

Trong khuôn viên chùa còn có 2 ngôi mộ cổ, táng ở phía trước, bên phải chùa. Tương truyền mộ lớn là nơi chôn cất các tượng Phật hư hỏng khi chùa cũ bị đổ sập do thiên tai và mộ nhỏ là nơi an nghỉ của một vị sư trụ trì đã có công lớn trong việc xây dựng lại chùa. 

Sự đổi thay ở chùa Viên Quang còn thể hiện ở không khí tu tập trang nghiêm, sự mở mang các hoạt động hướng đạo. Những ngày đại lễ như cầu quốc thái dân an, Phật Đản, Vu lan, Phật Thành Đạo… được chùa tổ chức long trọng thu hút hàng vạn phật tử và du khách tham gia.
Sự đổi thay ở chùa Viên Quang còn thể hiện ở không khí tu tập trang nghiêm, sự mở mang các hoạt động hướng đạo. Những ngày đại lễ như cầu quốc thái dân an, Phật Đản, Vu lan, Phật Thành Đạo… được chùa tổ chức long trọng thu hút hàng vạn phật tử và du khách tham gia.
Tồn tại qua hàng trăm năm, chùa Viên Quang còn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương. Những năm 1930 - 1931 chùa là nơi hội họp của những người cách mạng tham gia hoạt động bí mật. Khi Pháp về lập đồn đóng quân tại đây, chúng đã biến chùa Viên Quang thành 1 trong 3 nơi giam cầm, tra tấn những người cán bộ, đảng viên trung kiên. Trong ảnh: Nghi lễ cúng Quốc tổ Hùng Vương tại chùa Viên Quang.

Tồn tại qua hàng trăm năm, chùa Viên Quang còn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương. Những năm 1930 - 1931 chùa là nơi hội họp của những người cách mạng tham gia hoạt động bí mật. Khi Pháp về lập đồn đóng quân tại đây, chúng đã biến chùa Viên Quang thành 1 trong 3 nơi giam cầm, tra tấn những người cán bộ, đảng viên trung kiên. Trong ảnh: Nghi lễ cúng Quốc tổ Hùng Vương tại chùa Viên Quang.

Sau nhiều năm bị xuống cấp, năm 2010, chùa đã được UBND tỉnh chấp thuận phục hồi. Hai năm sau, chùa chính thức được xây dựng và tôn tạo lại. Chính điện cũ được di dời sang bên phải chùa, tu bổ thành di tích. Một tòa chính điện mới 2 tầng khang trang, có tổng diện tích sàn gần 1.000 m2 đã được xây lên. Tầng dưới là nhà tổ, tầng trên là chính điện thờ đức Phật Thích Ca. Một số công trình khác đã và đang được xây dựng.

tin mới

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Vẻ đẹp đền Cuông

Vẻ đẹp cổ kính của đền thiêng trên núi Mộ Dạ

(Baonghean.vn) - Với vẻ đẹp độc đáo, linh thiêng, đền Cuông ở xã Diễn An (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách muôn phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh hướng về nguồn cội. 

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Gần 20 năm trước, một ngôi làng ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) được gọi với cái tên chẳng mấy tự hào là “làng giả sư”, bởi người dân học theo nhau đóng giả nhà sư, đi rong ruổi xin tiền, khất thực. 

Tế tổ

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết nguyên đán Giáp Thìn huyện Yên Thành

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Nhân dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, ngày 1/2, Toà Giám mục Giáo phận Vinh do Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các phòng, ban huyện Yên Thành.

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

(Baonghean.vn) - Hiện Nghệ An có hơn 30 nghìn thanh niên công giáo. Thời gian qua, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong tiên phong phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.