Vùng cao Quế Phong - nửa nhiệm kỳ vượt khó, tạo dấu ấn phát triển

Khánh Ly 23/09/2023 08:07

(Baonghean.vn) -Nửa đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song với tinh thần đoàn kết và khát vọng vươn lên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Quế Phong đã nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ lần thứ XXII đề ra. 

Chuyển động từ cơ sở

Thông Thụ là xã biên giới nằm phía Bắc của huyện Quế Phong với diện tích tự nhiên 41.598,55 ha với 1.152 hộ, 5.086 nhân khẩu, thuộc 3 thành phần dân tộc Kinh, Thái, Thổ sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao.

Nhiệm kỳ 2020 - 2025, bên cạnh việc tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, trong lãnh đạo phát triển kinh tế Ban Chấp hành Đảng bộ xã Thông Thụ xác định tập trung vào 3 vùng mũi nhọn chính: Vùng giáp biên chú trọng trồng rừng nguyên liệu, phát triển chăn nuôi gia súc; Vùng ngoài tập trung đầu tư giống lúa có năng suất, chất lượng cao, tăng cường phát triển tiểu thủ công nghiệp, trồng rừng; Vùng lòng hồ Thủy điện Hủa Na (các bản Ăng Đừa, Na Lướm, Na Hứm, Bản Lốc) tập trung phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, chú trọng nuôi cá lồng, phát triển nứa, lùng.

IMG_4215.JPG
Người dân xã Thông Thụ tận dụng diện tích mặt nước lòng hồ Thủy điện Hủa Na để làm bè nổi nuôi cá lồng. Ảnh: K.L

Để hiện thực hóa các mục tiêu này, xã Thông Thụ đã huy động tối đa diện tích đất nông nghiệp để trồng lúa nước (tổng diện tích lúa nước gieo cấy năm 2023 đạt 196ha, tăng 23% so với đầu nhiệm kỳ và vượt 28,15%). Công tác khoanh nuôi, bảo vệ rừng được chú trọng với 32.729,79ha. Hoạt động khai thác chế biến lâm sản phụ như nứa, lùng, măng tươi, cây dược liệu hàng năm tăng cao, tăng thu nhập đáng kể từ việc phát triển lâm nghiệp. Hiện toàn xã đã có 313 ha rừng có cây lùng được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC.

bna_FotoJet.jpeg
Diện tích trồng mét ở xã Thông Thụ, huyện Quế Phong ngày càng được mở rộng. Ảnh: K.L

Đặc biệt, theo bà Lương Thị Hồng - Bí thư Đảng ủy xã Thông Thụ: Diện tích trồng mét qua nửa nhiệm kỳ đạt 90,2/40ha vượt 225% so với chỉ tiêu Nghị Quyết đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra. Diện tích nuôi trồng thủy sản cũng ngày càng được mở rộng với 19 ha, sản lượng nuôi trồng ước đạt 47 tấn, tăng 2,62% so với năm 2020; số lồng nuôi cá bè 227 lồng đem lại mức thu nhập ổn định cho người dân các bản vùng lòng hồ.

chinh.JPG
Nuôi cá lồng mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân xã Thông Thụ. Ảnh: K.L

Dù còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần đoàn kết đồng lòng, sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ, xã Thông Thụ có 15/22 chỉ tiêu đạt và vượt, trong đó lĩnh vực kinh tế có 3/7 chỉ tiêu đạt và vượt.

Tại xã biên giới Nậm Giải, trong nửa đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể đã có nhiều đổi mới trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Trong đó, công tác xóa đói, giảm nghèo được chú trọng thông qua việc sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn vay.

Bên cạnh đó, xã cũng tập trung phát triển các cây, con phù hợp với đặc thù của địa phương. Toàn xã có 209 ha keo/5 thôn, bản, diện tích khai thác 132 ha; cây quế quỳ 75ha, sản lượng khai thác đạt 3,3 tấn; cây sở 31 ha, năng suất đạt 25 tạ/ha; cây bo bo có 436 ha...

z4718419560286_7191bf0d609da7a3c71c22658a3fd9fb.jpg
Diện tích trồng cây quế Quỳ ở xã biên giới Nậm Giải đã được mở rộng lên 75 ha. Ảnh: K.L

Theo ông Lô Minh Tường - Chủ tịch UBND xã Nậm Giải: Ngoài tập trung vận động nhân dân bảo vệ rừng (tỷ lệ che phủ rừng đạt 83,72% đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra), xã còn chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh phát triển mô hình HTX, gia trại, trang trại. Hiện trên địa bàn xã có 1 HTX dịch vụ nông nghiệp, 8 gia trại chăn nuôi trâu, bò từ 20 con trở lên, 1 HTX chăn nuôi gà với 16 hộ thành viên, 1 mô hình chăn nuôi lợn đen với 15 hộ tham gia đang phát triển tốt và được nhân rộng.

z4718419559660_b8632d91807096653b01665c18d47c8a.jpg
Chăn nuôi gà đang là hướng phát triển kinh tế của người dân xã Nậm Giải. Ảnh: K.L

Trong 2,5 năm qua, xã giảm được 60 hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người 16-17 triệu đồng đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.

Tạo bước phát triển sôi động

Nhiệm kỳ 2020-2025, để từng bước hiện thực hóa mục tiêu đưa Quế Phong trở thành huyện khá của vùng Tây Bắc Nghệ An, cùng với 6 nhiệm vụ trọng tâm, Đảng bộ, Nhân dân huyện Quế Phong đồng lòng triển khai 4 mũi đột phá chiến lược.

Đó là, tăng cường phát triển nguồn nhân lực, gắn với đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đổi mới tư duy, khắc phục tư tưởng trì trệ; Khơi dậy mạnh mẽ khát vọng, ý chí vươn lên, năng động, sáng tạo, đổi mới, phát triển; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện Quế Phong. Anh dinh tuyen.JPG
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện Quế Phong. Ảnh tư liệu; Đình Tuyên

Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, Quế Phong đạt được nhiều kết quả tích cực, toàn diện. Tính đến hết tháng 6/2023, trong 19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội có 8 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết; có 5 chỉ tiêu đạt từ 80% đến dưới 100% so với Nghị quyết; 4 chỉ tiêu đạt từ 50% đến dưới 80% so với Nghị quyết; 2 chỉ tiêu đạt dưới 50% so với Nghị quyết; 5 chỉ tiêu về quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị đạt chỉ tiêu nghị quyết. Trong 5 chỉ tiêu công tác xây dựng đảng có 3 chỉ tiêu đạt, 2 chỉ tiêu phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ đạt.

Về thực hiện 4 mũi đột phá, chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng được nâng cao, liên tiếp trong 3 năm học ngành Giáo dục và Đào tạo huyện nhà được tỉnh xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 13/13 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục;giảm 16 điểm trường lẻ; tỷ lệ phòng học kiên cố, bán kiên cố đạt 97%; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 78,38% so với chỉ tiêu Nghị quyết.

bna-mot-tiet-hoc-cua-cac-em-hoc-sinh-truong-tieu-hoc-tri-le-4.jpg
Trường Tiểu học Tri Lễ 4, huyện Quế Phong. Ảnh tư liệu: Đình Tuyên

Công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc được chú trọng thông qua việc triển khai hiệu quả Đề án Phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện Quế Phong giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Đặc biệt, trong năm 2023 Di tích lịch sử - văn hóa đền Chín Gian được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia; có 6 nghệ nhân được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Nghệ nhân Ưu tú. Đến tháng 6/2023, tỷ lệ gia đình văn hóa toàn huyện đạt 76%; 73/107 khu dân cư văn hóa, đạt tỷ lệ 68,22% (đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện là 8,22)%; 60/70 đơn vị văn hóa đạt tỷ 82,85%.

Đền-Chín-gian-Điểm-du-lịch-cộng-đồng-Cọ-Muồng-Thác-7-tầng.png
Ảnh trái sang, trên xuống: Đền Chín gian; Điểm du lịch cộng đồng Cọ Muồng; Thác 7 tầng. Ảnh: Đình Tuyên -Quang An - C.T.V

Bên cạnh đó, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đổi mới tư duy, khắc phục tư tưởng trì trệ; khơi dậy khát vọng, ý chí vươn lên, năng động, sáng tạo, đổi mới, phát triển đã tạo đà cho công tác xóa đói, giảm nghèo, tạo sinh kế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện; tỷ lệ hộ nghèo từ 44,68% năm 2021 xuống còn 38% trong 6 tháng đầu năm 2023 (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025).

Ngày mùa ở Quế Phong. anh tư lieu le quang dung.jpeg
Ngày mùa ở Quế Phong. Ảnh tư liệu: Lê Quang Dũng

Hoạt động ứng dụng khoa học - công nghệ tiếp tục được quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả các mô hình sản xuất. Trong giai đoạn 2021-2023, huyện đã đề xuất 6 mô hình và 2 dự án ứng dụng khoa học - công nghệ, trong đó, có 3/4 mô hình được đánh giá thành công, có khả năng nhân rộng, gồm: Xây dựng vườn dược liệu cây trà hoa vàng tại xã Châu Kim; Bảo tồn giống lúa nếp địa phương (khau cày nọi); Lưu giữ nguồn gen ba ba gai sông Quàng. Về các sản phẩm công nghiệp - TTCN ngày càng đa dạng, phong phú, có 3 sản phẩm ngành công nghiệp chế biến được công nhận là sản phẩm OCOP đạt 3 sao; 4 làng nghề dệt thổ cẩm được công nhận danh hiệu làng nghề; 8 sản phẩm đạt sản phẩm tiêu biểu công nghiệp nông thôn cấp huyện, 1 sản phẩm (than nén mùn cưa của Công ty TNHH Lâm sản Khánh Tâm) được công nhận là sản phẩm tiêu biểu cấp tỉnh năm 2022.

Việc bảo tồn giống chè hoa vàng cần gắn liền với giải pháp về chế biến sâu, nâng cao giá trị và tìm kiếm đầu ra ổn định. anh tư lieu.jpeg
Việc bảo tồn giống chè hoa vàng cần gắn liền với giải pháp về chế biến sâu, nâng cao giá trị và tìm kiếm đầu ra ổn định. Ảnh tư liệu P.V

Trên lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, trao đổi của ông Dương Hoàng Vũ - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho hay: Bên cạnh việc huy động tối đa các nguồn lực dành cho đầu tư, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện, đã huy động được hơn 450 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật như: Bãi vành đai thị trấn Kim Sơn; nâng cấp tuyến đường 544B, tuyến Quốc lộ 16, Quốc lộ 48D… góp phần thúc đẩy KT-XH địa phương.

Nhiều công trình dân sinh cũng đặc biệt được quan tâm. Anh dinh tuyen2.JPG
Nhiều công trình dân sinh được huyện Quế Phong quan tâm đầu tư. Ảnh tư liệu: Đình Tuyên

Huyện cũng chủ động tìm kiếm, kết nối các nhà đầu tư tập trung trên các lĩnh vực được xác định là mũi đột phá trong phát triển KT-XH theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXII. Qua đó, thu hút được 2 dự án đầu tư mới, với tổng mức đầu tư hơn 285 tỷ đồng; có 3 dự án đầu tư lĩnh vực khai khoáng đang triển khai thực hiện các thủ tục để cấp phép đầu tư; bên cạnh đó, huyện đã chủ động xây dựng danh mục 7 dự án tập trung thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025.

Toàn huyện có 102/107 thôn, bản đã được đầu tư hệ thống điện đấu nối lưới điện quốc gia, đạt tỷ lệ 95,3%, tỷ lệ hộ dân được dùng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 98,8%, góp phần thúc đẩy điện khí hóa nông thôn.

Lãnh đạo huyện quế phong kiểm tra tiến độ các công trình trong điểm. Anh dinh tuyen4.JPG
Lãnh đạo huyện quế phong kiểm tra tiến độ các công trình trọng điểm. Ảnh tư liệu: Đình Tuyên

Nêu cao quyết tâm vượt khó

Dù đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII của huyện Quế Phong còn có những khó khăn, hạn chế. Đó là tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới tiềm ẩn phức tạp; Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Thị-trấn-Quế-Phong-một-ngày-mới-Lê-Quang-Dũng.jpeg
Toàn cảnh huyện Quế Phong một ngày mới. Ảnh: Lê Quang Dũng

Từ thực tế đó, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Quế Phong đặt ra quyết tâm: Giữ vững phương hướng, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025; Tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, khai thác tối đa mọi tiềm năng lợi thế sẵn có của huyện và huy động hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển; Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng dịch vụ, công nghiệp xây dựng và nông, lâm nghiệp bền vững; Tăng cường thu hút đầu tư các dự án trọng điểm trên địa bàn, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế; Xây dựng nền quốc phòng - an ninh vững chắc.

Phấn đấu đến năm 2025, Quế Phong trở thành huyện khá về kinh tế, văn hóa xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao.

Vùng cao Quế Phong - nửa nhiệm kỳ vượt khó, tạo dấu ấn phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO