Chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc độc đáo đình cổ Trung Cần

(Baonghean.vn) - Tồn tại qua hàng trăm năm, đình Trung Cần ở xã Trung Phúc Cường (Nam Đàn) được đánh giá là một trong những công trình cổ có giá trị nghệ thuật đặc sắc.
Đình Trung Cần được khởi dựng vào năm Tân Sửu (1781), do 3 vị tiến sĩ họ Nguyễn Trọng là Nguyễn Trọng Thường, Nguyễn Trọng Đương, Nguyễn Trọng Đường chủ trì. Đình gồm 2 tòa thượng, hạ, tọa lạc trên dải đất cao ráo, thoáng đãng, ngoảnh mặt về phía Nam. Đình thờ Quận công Tống Tất Thắng - phối thờ Tam Tòa Đại Vương, Cao Sơn Cao Các... Ảnh: Huy Thư

Đình Trung Cần được khởi dựng vào năm Tân Sửu (1781), do 3 vị tiến sĩ họ Nguyễn Trọng là Nguyễn Trọng Thường, Nguyễn Trọng Đương, Nguyễn Trọng Đường chủ trì. Đình gồm 2 tòa thượng, hạ, tọa lạc trên dải đất cao ráo, thoáng đãng, ngoảnh mặt về phía Nam. Đình thờ Quận công Tống Tất Thắng -  phối thờ Tam Tòa Đại Vương, Cao Sơn Cao Các... Ảnh: Huy Thư

Hạ đình là tòa nhà 5 gian (3 gian chính, 2 gian phụ) thiết kế theo kiểu tứ trụ. Khung gỗ của hạ đình được chạm trổ điêu khắc tinh xảo. Ảnh: Huy Thư
Hạ đình là tòa nhà 5 gian (3 gian chính, 2 gian phụ) thiết kế theo kiểu tứ trụ. Khung gỗ của hạ đình được chạm trổ điêu khắc tinh xảo. Ảnh: Huy Thư
Trên các vì, kèo xà, hạ, ván thưng, cột kê... đều được điêu khắc với mật độ dày đặc. Trong ảnh: Một trong hai vì trung tâm của đình khắc chữ Hán ghi năm khởi dựng và hoàn thành. Ảnh: Huy Thư

Trên các vì, kèo xà, hạ, ván thưng, cột kê... đều được điêu khắc với mật độ dày đặc. Trong ảnh: Một trong hai vì trung tâm của đình khắc chữ Hán ghi năm khởi dựng và hoàn thành. Ảnh: Huy Thư

Sự đặc sắc trong nghệ thuật điêu khắc ở đình Trung Cần thể hiện ở nhiều phương diện, như mật độ điêu khắc, kỹ thuật, đề tài, hình ảnh biểu đạt... Mỗi kết cấu gỗ là một tiểu tác phẩm độc đáo. Các đề tài truyền thống được biểu đạt một cách sống động, uyển chuyển mềm mại. Ảnh: Huy Thư
Sự đặc sắc trong nghệ thuật điêu khắc ở đình Trung Cần thể hiện ở nhiều phương diện, như mật độ điêu khắc, kỹ thuật, đề tài, hình ảnh biểu đạt... Mỗi kết cấu gỗ là một tiểu tác phẩm độc đáo. Các đề tài truyền thống được biểu đạt một cách sống động, uyển chuyển mềm mại. Ảnh: Huy Thư
Hình tượng rồng ở đình Trung Cần khá phong phú, được thể hiện bằng nhiều hình ảnh khác nhau: chìm, nổi, đầu thẳng, đầu nghiêng, rồng đơn, rồng cuộn ổ... Trong ảnh: Đầu rồng chạm lộng dưới hạ đình. Ảnh: Huy Thư
Hình tượng rồng ở đình Trung Cần khá phong phú, được thể hiện bằng nhiều hình ảnh khác nhau: chìm, nổi, đầu thẳng, đầu nghiêng, rồng đơn, rồng cuộn ổ... Trong ảnh: Đầu rồng chạm lộng dưới hạ đình. Ảnh: Huy Thư
Ở đây, nghệ thuật chạm lộng, chạm bong kênh sắc sảo, điêu luyện với những đường nét vừa chìm vừa nổi, uyển chuyển như thực, như mơ đã tạo nên những tác phẩm độc đáo, nối tiếp, liên tục trên các hạ, xà, vì, kẻ... Ảnh: Huy Thư
Ở đây, nghệ thuật chạm lộng, chạm bong kênh sắc sảo, điêu luyện với những đường nét vừa chìm vừa nổi, uyển chuyển như thực, như mơ đã tạo nên những tác phẩm độc đáo, nối tiếp, liên tục trên các hạ, xà, vì, kẻ... Ảnh: Huy Thư
h
Trên các xà nách của đình chạm trổ 24 bức tranh, đây là những tác phẩm kỳ công của nghệ thuật điêu khắc cổ. Những điển tích như “Vua Thuấn đi cày”, “Vua Nghiêu truyền ngôi” hay những cảnh sinh hoạt dân gian như “Vinh quy bái tổ”, “Đánh đàn”, “Chăn trâu”, “Cho con bú”, “Giã gạo”, “Đánh cờ”, “Đọc sách”, “Phi ngựa", "bắn cung",... được thể hiện tinh xảo, sinh động. Ảnh: Huy Thư
Tham quan đình Trung Cần, tận mắt chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc độc đáo, du khách sẽ không khỏi trầm trồ thán phục về trình độ thẩm mỹ, tài năng của người nghệ nhân xưa. Chỉ mỗi bức tranh "đánh cờ" , chúng ta cũng có thể cảm nhận được không gian sinh hoạt sống động, đa dạng của con người. Ảnh: Huy Thư
Tham quan đình Trung Cần, tận mắt chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc độc đáo, du khách sẽ không khỏi trầm trồ thán phục về trình độ thẩm mỹ, tài năng của người nghệ nhân xưa. Chỉ mỗi bức tranh "đánh cờ" , chúng ta cũng có thể cảm nhận được không gian sinh hoạt sống động, đa dạng của con người. Ảnh: Huy Thư

.

Kết cấu, bài trí các họa tiết, hoa văn, các bức tranh chạm trổ trong đình cho thấy những người thợ thế kỷ 18 đã khéo léo kết hợp một cách hài hòa tư tưởng Nho giáo và văn hóa dân gian trên một công trình cộng đồng làng xã. Ảnh: Huy Thư
Kết cấu, bài trí các họa tiết, hoa văn, các bức tranh chạm trổ trong đình cho thấy những người thợ thế kỷ 18 đã khéo léo kết hợp một cách hài hòa tư tưởng Nho giáo và văn hóa dân gian trên một công trình cộng đồng làng xã. Ảnh: Huy Thư
h
Trải qua hàng trăm năm, di tích cổ kính đã xuống cấp nặng nề, rất tiếc một số tác phẩm điêu khắc cũng bị hư hại, đặc biệt là điêu khắc trên những kẻ trước của đình. Những chiếc kẻ gỗ bị mưa nắng hắt vào, làm các mảng chạm khắc bị mốc mục, đứt gãy... Ảnh: Huy Thư
h
Đình Trung Cần đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Nằm giữa một vùng "địa linh nhân kiệt", ngôi đình là một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn của du khách khi về thăm Nam Đàn. Ông Hồ Thanh Bình - người trông coi di tích đình Trung Cần cho biết: Đình đã xuống cấp nặng nề, đặc biệt sau trận mưa lớn hồi tháng 10 năm ngoái, đình đã bị gãy nhiều đoạn chắn thủy, trụt ngói nhiều chỗ phía hồi và mái sau nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục. Rất mong các cấp có thẩm quyền quan tâm sửa chữa để giữ gìn, bảo tồn những giá trị của ngôi đình cổ này. Ảnh: Huy Thư
Nghệ thuật điêu khắc độc đáo của đình Trung Cần. Video: Huy Thư

tin mới

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Vẻ đẹp đền Cuông

Vẻ đẹp cổ kính của đền thiêng trên núi Mộ Dạ

(Baonghean.vn) - Với vẻ đẹp độc đáo, linh thiêng, đền Cuông ở xã Diễn An (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách muôn phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh hướng về nguồn cội. 

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Gần 20 năm trước, một ngôi làng ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) được gọi với cái tên chẳng mấy tự hào là “làng giả sư”, bởi người dân học theo nhau đóng giả nhà sư, đi rong ruổi xin tiền, khất thực. 

Tế tổ

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết nguyên đán Giáp Thìn huyện Yên Thành

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Nhân dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, ngày 1/2, Toà Giám mục Giáo phận Vinh do Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các phòng, ban huyện Yên Thành.

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

(Baonghean.vn) - Hiện Nghệ An có hơn 30 nghìn thanh niên công giáo. Thời gian qua, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong tiên phong phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.