(Baonghean) - Từ đánh bắt truyền thống đến nuôi theo phương pháp mới, trung bình mỗi năm nông dân huyện Yên Thành đã cung cấp cho thị trường một lượng lớn lươn đồng, làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa ẩm thực, một đặc sản vốn có của quê hương xứ Nghệ.
Là một huyện nông nghiệp, Yên Thành có gần 14.000 ha đất canh tác luôn chủ động về nguồn nước, chưa kể hàng nghìn ha mặt nước hồ đầm, sông, ngòi, kênh, rạch, là điều kiện thuận lợi cho lươn sinh sản và phát triển. Thả trúm bắt lươn đồng, nhiều hộ dân có thêm thu nhập trong thời điểm nông nhàn. Ảnh: Thái Dương
Tranh thủ thời gian rãnh rỗi, chị em phụ nữ còn tranh thủ ra đồng câu lươn để cải thiện bữa ăn dinh dưỡng cho gia đình. Ảnh: Thái Dương
Nhiều năm nay, nông dân xã Long Thành, huyện Yên Thành đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở thu mua và sơ chế lươn đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Ảnh: Thái Dương
Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ lươn đồng đã qua sơ chế của thị trường ngày càng có giá, nhiều hộ giáo dân ở xã Long Thành đã mạnh dạn chuyển hướng sản xuất, kinh doanh chế biến lươn đồng, đem lại nguồn thu nhập cao và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: Thái Dương
Bên cạnh đánh bắt truyền thống, hiện nay Yên Thành đã nuôi lươn theo phương pháp mới. Nuôi lươn trong bể xi măng không bùn đang được Trạm Khuyến nông Yên Thành nhân rộng bằng nhiều mô hình có hiệu quả, giúp nông dân làm giàu từ nghề này. Trung bình mỗi năm nông dân huyện Yên Thành đã cung cấp cho thị trường một lượng lươn đồng rất lớn, làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa ẩm thực, một đặc sản vốn có của quê hương xứ Nghệ. Ảnh: Thái Dương
(Baonghean) - 5 xã của huyện lúa Yên Thành vừa được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cam Vinh, tạo cơ hội để huyện khai thác tiềm năng đất đai và tăng thu nhập cho hộ dân.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.