Đất mẹ đón các anh về

Đức Anh - Thành Cường

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) -Từ sáng sớm, bất chấp mưa lớn không ngớt, hàng nghìn người có mặt tại Nghĩa trang liệt sĩ TP. Vinh để tiễn đưa 3 liệt sĩ hi sinh ở Rào Trăng 3 về nơi an nghỉ cuối cùng.
Chiều 19/10, tại Nghĩa trang liệt sĩ TP. Vinh diễn ra lễ an táng của 3 quân nhân hy sinh khi đang làm nhiệm vụ cứu nạn sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên - Huế). Ảnh: Đức Anh - Thành Cường. Ảnh: Thành Cường
Chiều 19/10, tại Nghĩa trang liệt sĩ TP. Vinh diễn ra lễ an táng của 3 quân nhân hy sinh khi đang làm nhiệm vụ cứu nạn sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên - Huế). Ảnh: Đức Anh - Thành Cường. Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Ảnh: Thành Cường
Trong 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi cứu nạn ở Rào Trăng 3, có 4 người con của Nghệ An. Trong đó, Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng (SN 1979), xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc là Phó trưởng phòng Tác chiến, Bộ Tham mưu, Quân khu 4 sẽ được an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Nghi Lộc vào ngày mai. 3 liệt sĩ còn lại là Thượng tá Lê Tất Thắng (SN 1978) - Phó Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 80, Quân khu 4; Thiếu tá Nguyễn Cảnh Cường (SN 1991) - Đại đội trưởng Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 80, Quân khu 4 và Đại úy Đinh Văn Trung (SN 1984), thuộc Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 80, Quân khu 4, an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ TP Vinh. Ảnh: Đức Anh
Trong 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh khi cứu nạn ở Rào Trăng 3, có 4 người con của Nghệ An. Trong đó, Thượng tá Nguyễn Tiến Dũng (SN 1979), xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc là Phó trưởng phòng Tác chiến, Bộ Tham mưu, Quân khu 4 sẽ được an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Nghi Lộc vào ngày mai. 
3 liệt sĩ còn lại là Thượng tá Lê Tất Thắng (SN 1978) - Phó Lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 80, Quân khu 4; Thiếu tá Nguyễn Cảnh Cường (SN 1991) - Đại đội trưởng Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 80, Quân khu 4 và Đại úy Đinh Văn Trung (SN 1984),  thuộc Đại đội 6, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 80, Quân khu 4, an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ TP Vinh. Ảnh: Đức Anh
Lễ an táng diễn ra theo nghi thức của quân đội, với không khí trang nghiêm. Ảnh: Đức Anh
Lễ an táng diễn ra theo nghi thức của quân đội, với không khí trang nghiêm. Ảnh: Đức Anh
Đội tiêu binh có mặt từ sớm, chuẩn bị đón linh cữu các liệt sỹ. Ảnh: Đức Anh
Đội tiêu binh có mặt từ sớm, chuẩn bị đón linh cữu các liệt sỹ. Ảnh: Đức Anh
Nhiều chiến sĩ mặc dù được giao nhiệm vụ phục vụ lễ an táng nhưng cũng không nén được xúc động trước di ảnh của đồng đội. Ảnh: Đức Anh
Nhiều chiến sĩ mặc dù được giao nhiệm vụ phục vụ lễ an táng nhưng cũng không nén được xúc động trước di ảnh của đồng đội. Ảnh: Đức Anh
Ngày 18/10, sau khi tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu tại TP Huế, linh cữu các liệt sĩ được chuyển về quê nhà vào sáng sớm hôm nay. 3 linh cữu của các liệt sĩ sau đó được chuyển ra Nghĩa trang liệt sĩ TP Vinh để tổ chức an táng luôn trong ngày. Khoảng 9h sáng, lần lượt các linh cữu được đưa đến nơi an táng. Ảnh: Đức Anh
Ngày 18/10, sau khi tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu tại TP Huế, linh cữu các liệt sĩ được chuyển về quê nhà vào sáng sớm hôm nay. 3 linh cữu của các liệt sĩ sau đó được chuyển ra Nghĩa trang liệt sĩ TP Vinh để tổ chức an táng luôn trong ngày. Khoảng 9h sáng, lần lượt các linh cữu được đưa đến nơi an táng. Ảnh: Đức Anh
Ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người gồm đồng đội, người thân, đại diện các cơ quan, ban, ngành đã có mặt ở nghĩa trang để tiễn đưa các liệt sĩ bất, chấp mưa lớn không ngớt. Ảnh: Đức Anh
Ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người gồm đồng đội, người thân, đại diện các cơ quan, ban, ngành đã có mặt ở nghĩa trang để tiễn đưa các liệt sĩ bất, chấp mưa lớn không ngớt. Ảnh: Đức Anh
Người thân liệt sĩ Đinh Văn Trung nhiều lần khóc lịm trong đám tang. Trước ánh mắt của những đứa con còn rất nhỏ của các liệt sĩ, nhiều người dự đám tang cũng không kìm được nước mắt. Ảnh: Đức Anh
Người thân liệt sĩ Đinh Văn Trung nhiều lần khóc lịm trong đám tang. Trước ánh mắt của những đứa con còn rất nhỏ của các liệt sĩ, nhiều người dự đám tang cũng không kìm được nước mắt. Ảnh: Đức Anh
Ảnh: Đức Anh
Ảnh: Đức Anh

Trong số hàng nghìn người đến thắp nén hương tiễn biệt, có nhiều người chưa một lần quen biết 3 quân nhân đã hy sinh này. "Chúng tôi biết hôm nay tổ chức lễ tang nên bỏ luôn cả buổi chợ để ra thắp nén nhang, chứ cũng không có họ hàng, quen biết gì cả. Chỉ là vô cùng trân trọng sự hy sinh của các anh", bà Nguyễn Thị Xuân, một tiểu thương ở chợ Vinh đội mưa đến dự đám tang nói. Ảnh: Đức Anh
Trong số hàng nghìn người đến thắp nén hương tiễn biệt, có nhiều người chưa một lần quen biết 3 quân nhân đã hy sinh này. "Chúng tôi biết hôm nay tổ chức lễ tang nên bỏ luôn cả buổi chợ để ra thắp nén nhang, chứ cũng không có họ hàng, quen biết gì cả. Chỉ là vô cùng trân trọng sự hy sinh của các anh", bà Nguyễn Thị Xuân, một tiểu thương ở chợ Vinh đội mưa đến dự đám tang nói. Ảnh: Đức Anh
Khu vực người thân của các liệt sĩ. Ảnh: Đức Anh
Khu vực người thân của các liệt sĩ. Ảnh: Đức Anh
Tới dự lễ an táng, về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đại tá Nguyễn Ngọc Hà - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; đồng chí Cao Thị Hiền - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ngoài ra, còn có lãnh đạo nhiều sở, ngành, chính quyền các cấp. Ảnh: Đức Anh
Tới dự lễ an táng, về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Đại tá Nguyễn Ngọc Hà - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; đồng chí Cao Thị Hiền - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ngoài ra, còn có lãnh đạo nhiều sở, ngành, chính quyền các cấp. Ảnh: Đức Anh
Lễ viếng kéo dài khoảng 4 tiếng, đến 13h30, linh cữu các liệt sĩ lần lượt được an táng. Ảnh: Thành Cường
Lễ viếng kéo dài khoảng 4 tiếng, đến 13h30, linh cữu các liệt sĩ lần lượt được an táng. Ảnh: Thành Cường

Tiễn biệt đồng đội lần cuối. Ảnh: Đức Anh
Tiễn biệt đồng đội lần cuối. Ảnh: Đức Anh
Hàng nghìn người chen chúc dưới mưa ở bên ngoài khu vực an táng để tiễn biệt các liệt sĩ. Ảnh: Đức Anh
Hàng nghìn người chen chúc dưới mưa ở bên ngoài khu vực an táng để tiễn biệt các liệt sĩ. Ảnh: Đức Anh

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.