'Giữ lửa' nghề đan ở bản Diềm

(Baonghean.vn) - Những năm gần đây, nghề mây, tre đan đã và đang mang lại thu nhập ổn định cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở bản Diềm, xã Châu Khê (Con Cuông). Không chỉ vậy, nghề còn góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.

Bản Diềm, xã Châu Khê, huyện Con Cuông nằm giữa đại ngàn, khu vực biên giới Việt - Lào. Nơi đây có hơn 150 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái và Đan Lai sinh sống. Tận dụng nguồn nguyên liệu từ rừng với các loại cây mây, tre, bà con bản Diềm đã tạo ra những vật dụng phục vụ cho cuộc sống thường ngày như rổ, rá, thúng, mủng… và mang bán khắp nơi. Tuy nhiên, có thời điểm làm ra không bán được, vì thế, nhiều người trong bản đã phải đổi nghề để mưu sinh. Ảnh: Đình Tuyên

Bản Diềm, xã Châu Khê, huyện Con Cuông nằm giữa đại ngàn, khu vực biên giới Việt - Lào. Nơi đây có hơn 150 hộ, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái và Đan Lai sinh sống. Tận dụng nguồn nguyên liệu từ rừng với các loại cây mây, tre, bà con bản Diềm đã tạo ra những vật dụng phục vụ cho cuộc sống thường ngày như rổ, rá, thúng, mủng… và mang bán khắp nơi. Tuy nhiên, có thời điểm làm ra không bán được, vì thế, nhiều người trong bản đã phải đổi nghề để mưu sinh. Ảnh: Đình Tuyên

Trước thực tế đó, với mong muốn giữ lại nghề truyền thống của bản làng, các cao niên và bà con trong bản không ngừng học hỏi, hoàn thiện sản phẩm của mình, đồng thời, nghiên cứu những mẫu mã mới, đa dạng hóa sản phẩm. Ảnh: Đình Tuyên

Trước thực tế đó, với mong muốn giữ lại nghề truyền thống của bản làng, các cao niên và bà con trong bản không ngừng học hỏi, hoàn thiện sản phẩm của mình, đồng thời, nghiên cứu những mẫu mã mới, đa dạng hóa sản phẩm. Ảnh: Đình Tuyên

Hiện nay, những sản phẩm đan lát ở bản Diềm đang dần có mặt tại các hội chợ thương mại lớn, các triển lãm từ trong tỉnh đến Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… và đặc biệt, hiện nay đã có những đơn hàng sang các nước như Nhật Bản, Pháp, Đức... Ảnh: Đình Tuyên

Hiện nay, những sản phẩm đan lát ở bản Diềm đang dần có mặt tại các hội chợ thương mại lớn, các triển lãm từ trong tỉnh đến Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… và đặc biệt, hiện nay đã có những đơn hàng sang các nước như Nhật Bản, Pháp, Đức... Ảnh: Đình Tuyên

Dù đã 64 tuổi, nhưng đôi tay bà Lưu Thị Hải vẫn thoăn thoắt đan những sợi mây rất điêu luyện để tạo nên những sản phẩm đẹp. Ảnh: Đình Tuyên

Dù đã 64 tuổi, nhưng đôi tay bà Lưu Thị Hải vẫn thoăn thoắt đan những sợi mây rất điêu luyện để tạo nên những sản phẩm đẹp. Ảnh: Đình Tuyên

Nguyên liệu tự nhiên, nhuộm màu tự nhiên và hoàn toàn thủ công trong khâu đan lát đã tạo nên sự khác biệt của sản phẩm mây, tre đan bản Diềm. Họ dùng những củ, cây rừng như: cây phang, săng vì, củ nâu, củ nghệ... để nhuộm màu cho những sợi tre, mây trước khi đan thành sản phẩm. Ảnh: Đình Tuyên

Nguyên liệu tự nhiên, nhuộm màu tự nhiên và hoàn toàn thủ công trong khâu đan lát đã tạo nên sự khác biệt của sản phẩm mây, tre đan bản Diềm. Họ dùng những củ, cây rừng như: cây phang, săng vì, củ nâu, củ nghệ... để nhuộm màu cho những sợi tre, mây trước khi đan thành sản phẩm. Ảnh: Đình Tuyên

Những đường nét hoa văn vô cùng độc đáo trong từng sản phẩm chính là những hoa văn trên trang phục của đồng bào dân tộc Thái nơi đây, chính vì vậy, ngoài giá trị sử dụng, các sản phẩm còn có giá trị thẩm mỹ, được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Đình Tuyên
Những đường nét hoa văn vô cùng độc đáo trong từng sản phẩm chính là những hoa văn trên trang phục của đồng bào dân tộc Thái nơi đây, chính vì vậy, ngoài giá trị sử dụng, các sản phẩm còn có giá trị thẩm mỹ, được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Đình Tuyên
Ông Vy Hùng Thiện (dân tộc Thái) cho biết: Để có được sản phẩm ưng ý, người làm nghề phải rất kỹ càng từ khâu chọn lựa và sơ chế nguyên liệu. Các sản phẩm ông Thiện thường làm là ghế mây, mâm mây, rổ,... "để làm một chiếc ghế mây từ khâu chọn mây, uốn, đan và hoàn thiện tôi phải làm mất 3 ngày và phải mất đến 5 ngày để hoàn thành 1 cái bàn mây. Trung bình mỗi tháng cho tôi thu nhập từ 3 triệu đồng, có những tháng cao điểm có thể lên đến 4 triệu đồng, với mức thu nhập đó đủ để gia đình tôi chi tiêu và trang trải trong cuộc sống. Tôi luôn mong muốn có thể giữ gìn và phát huy được bản sắc của làng nghề ở bản mình, vì những năm gần đây nghề mây, tre đan mang lại thu nhập ổn định cho những người già như chúng tôi", ông Thiện chia sẻ thêm. Ảnh: Đình Tuyên

Ông Vy Hùng Thiện (dân tộc Thái) cho biết: Để có được sản phẩm ưng ý, người làm nghề phải rất kỹ càng từ khâu chọn lựa và sơ chế nguyên liệu. Các sản phẩm ông Thiện thường làm là ghế mây, mâm mây, rổ,... "để làm một chiếc ghế mây từ khâu chọn mây, uốn, đan và hoàn thiện tôi phải làm mất 3 ngày và phải mất đến 5 ngày để hoàn thành 1 cái bàn mây. Trung bình mỗi tháng cho tôi thu nhập từ 3 triệu đồng, có những tháng cao điểm có thể lên đến 4 triệu đồng, với mức thu nhập đó đủ để gia đình tôi chi tiêu và trang trải trong cuộc sống. Tôi luôn mong muốn có thể giữ gìn và phát huy được bản sắc của làng nghề ở bản mình, vì những năm gần đây nghề mây, tre đan mang lại thu nhập ổn định cho những người già như chúng tôi", ông Thiện chia sẻ thêm. Ảnh: Đình Tuyên

Từ một nghề có nguy cơ mai một, nhưng giờ đây, nghề mây, tre đan đã mang lại thu nhập khá cho những người già ở bản Diềm, với đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo không ngừng, những bậc cao niên ở miền Trà Lân đã tạo ra những sản phẩm mây, tre đan tinh xảo. Không chỉ cho thu nhập ổn định, nghề đan lát còn góp phần gìn giữ bản sắc của dân tộc. Ảnh: Đình Tuyên
Từ một nghề có nguy cơ mai một, nhưng giờ đây, nghề mây, tre đan đã mang lại thu nhập khá cho những người già ở bản Diềm, với đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo không ngừng, những bậc cao niên ở miền Trà Lân đã tạo ra những sản phẩm mây, tre đan tinh xảo. Không chỉ cho thu nhập ổn định, nghề đan lát còn góp phần gìn giữ bản sắc của dân tộc. Ảnh: Đình Tuyên

tin mới

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

Ca sỹ Đinh Hiền Anh ra mắt bộ đôi album Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ

(Baonghean.vn) - Chiều 20/4, tại TP Vinh, ca sỹ Đinh Hiền Anh tổ chức buổi họp báo ra mắt 2 CD phòng thu Lời ca đất nước và Dòng chảy miền thương nhớ. Bộ đôi CD ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước sau chiến tranh, hướng tới kỷ niệm 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

[Infographics] Chiến thắng Điện Biên Phủ - Cột mốc vàng của lịch sử dân tộc Việt Nam

(Baonghean.vn) - Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cánh đồng Mường Thanh, quân và dân ta đã lập nên một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc - Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Khai mạc triển lãm 'Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất'

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024), sáng 19/4, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã khai mạc triển lãm, chuyên đề “Ngô Quyền - Anh hùng dân tộc kiệt xuất”.