Huyện Tân Kỳ cách ly y tế toàn xã Nghĩa Đồng

Xuân Hoàng - Quang An

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Xã Nghĩa Đồng là địa phương có dịch diễn biến phức tạp nhất trên địa bàn huyện Tân Kỳ. Hiện địa phương đang thực hiện các biện pháp phòng dịch ở cấp độ 4 theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Ngay sau khi liên tiếp xuất hiện nhiều ca dương tính với dịch Covid-19, trong sáng nay 24/11, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện Tân Kỳ đã trực tiếp chỉ đạo các địa phương khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Xã Nghĩa Đồng lập 5 chốt phong tỏa, kiểm soát chặt chẽ người ra vào địa bàn. Ảnh: Quang An ảnh 1
Xã Nghĩa Đồng lập 5 chốt phong tỏa, kiểm soát chặt chẽ người ra vào địa bàn. Ảnh: Quang An
Ông Phan Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Tân Kỳ cho biết: Sau khi xuất hiện 3 ổ dịch Covid-19 trên địa bàn huyện, gồm: Nghĩa Hoàn, Nghĩa Thái và Nghĩa Đồng, trong sáng 24/11, Ban chỉ đạo phòng chống dịch của huyện tổ chức các cuộc họp với các cơ sở để triển khai các biện pháp phòng chống dịch, với quan điểm đảm bảo sức khỏe của người dân là trên hết "chống dịch như chống giặc". Biện pháp của huyện đặt ra là nhanh hơn và cao hơn một mức. Theo đó, cách ly y tế toàn bộ xã Nghĩa Đồng và xóm Thuận Yên của xã Nghĩa Hoàn. Toàn huyện áp dụng cấp độ 2 theo Nghị quyết 128 của Chính phủ; riêng xã Nghĩa Đồng áp dụng cấp độ 4; 2 xã Nghĩa Hoàn và Nghĩa Thái cấp độ 3; thị trấn, xã Tân Phú, Giai Xuân là cấp độ 2 nâng cao. 
Các địa phương khoanh vùng, khẩn trương truy vết, tổ chức xét nghiệm trên diện rộng, trong đó xã Nghĩa Đồng và xóm Thuận Yên (Nghĩa Hoàn) xét nghiệm toàn dân, khẩn trương bóc tách F0, đưa F1 cách ly theo quy định. 
Lãnh đạo huyện Tân Kỳ chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại xã Nghĩa Đồng. Ảnh: Quang An ảnh 2
Lãnh đạo huyện Tân Kỳ chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại xã Nghĩa Đồng. Ảnh: Quang An
Ông Võ Duy Hiển - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đồng cho biết thêm: Hiện nay, xã lập 5 chốt kiểm soát dịch trên các trục đường ra vào xã, các chốt đều có lực lượng túc trực nghiêm ngặt để kiểm soát người ra vào. Thực hiện quy định cách ly y tế toàn xã, do vậy toàn bộ người dân trong xã cấm không được ra ngoài, chợ và toàn bộ hàng quán bắt buộc phải đóng cửa. Hiện nay, ngành Y tế đã lấy mẫu xét nghiệm lần 1 cho toàn bộ người dân trên địa bàn xã, tới đây sẽ lấy mẫu xét nghiệm lần 2.
"Trước mắt, địa phương vận động người dân tự cung tự cấp lương thực, thực phẩm. Nếu trường hợp người dân gặp khó khăn về lương thực, thực phẩm thì xã đề nghị huyện hỗ trợ", ông Hiển chia sẻ.
Những trường hợp có lý do cấp bách, chính đáng ra vào địa bàn xã Nghĩa Đồng đều được lực lượng chức năng ghi lại đầy đủ thông tin cá nhân. Ảnh: Xuân Hoàng ảnh 3
Những trường hợp có lý do cấp bách, chính đáng ra vào địa bàn xã Nghĩa Đồng đều được lực lượng chức năng ghi lại đầy đủ thông tin cá nhân. Ảnh: Xuân Hoàng
Trước đó, đoàn công tác của Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch tỉnh Nghệ An có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Tân Kỳ để bàn về việc thành lập trạm y tế lưu động thu dung, điều trị F0 tại xã Nghĩa Đồng.

Sau khi khảo sát, lãnh đạo Sở Y tế, CDC Nghệ An thống nhất phương án sử dụng Trường Mầm non xã Nghĩa Đồng để thành lập trạm y tế lưu động điều trị bệnh nhân Covid-19.

Theo ước tính, trạm y tế lưu động này có hơn 200 giường bệnh, bao gồm khu vực theo dõi F0, khu vực cho các bệnh nhân âm tính sau khi điều trị và phòng làm việc cho nhân viên y tế, lực lượng an ninh. Hiện trạm y tế đã đi vào hoạt động.

Trường mầm non xã Nghĩa Đồng được lựa chọn làm trạm y tế lưu động điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Xuân Hoàng ảnh 4
Trường mầm non xã Nghĩa Đồng được lựa chọn làm trạm y tế lưu động điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Xuân Hoàng
Trong ngày 23 và đến sáng 24/11, trên địa bàn huyện Tân Kỳ đã có 71 ca dương tính Covid-19 trong cộng đồng, trong đó xã Nghĩa Đồng 51 ca. Hiện địa phương đã truy vết được hàng trăm F1 liên quan đến các ca nhiễm này.

tin mới

Nghệ An sẽ quản lý thuế hộ kinh doanh trên nền tảng số

Nghệ An sẽ quản lý thuế hộ kinh doanh trên nền tảng số

(Baonghean.vn) - Theo lộ trình Tổng cục Thuế giao, Cục Thuế tỉnh Nghệ An sẽ triển khai chức năng bản đồ số hoá hộ kinh doanh vào giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 01/02/2024. Bản đồ số hộ kinh doanh được đánh giá là một trong những giải pháp quản lý kinh doanh hiệu quả trên nền tảng số.

Cảng hàng không quốc tế Vinh

Cảng Hàng không Quốc tế Vinh thông báo mời tham gia lựa chọn đơn vị hợp tác kinh doanh

(Baonghean.vn) - Cảng hàng không quốc tế Vinh - Chi nhánh Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam có kế hoạch tổ chức lựa chọn rộng rãi đơn vị hợp tác kinh doanh đối với mặt bằng kinh doanh máy bán hàng tự động tại khu vực nhà ga hành khách quốc nội Cảng hàng không Vinh với các nội dung sau:

Lực lượng chức năng kiểm tra hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ TP Vinh. Ảnh: Hải An

Hàng lậu, hàng giả vẫn hoành hành tại Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mặc dù đã có sự vào cuộc xử lý từ các lực lượng chức năng, tuy nhiên, vấn nạn hàng lậu, hàng giả ở Nghệ An vẫn hoành hành, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp làm ăn chân chính cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.

'Oan' cho xe điện khi bị cấm sạc pin dưới hầm chung cư

'Oan' cho xe điện khi bị cấm sạc pin dưới hầm chung cư

Các chuyên gia cho rằng, việc siết chặt các quy định an toàn về sạc pin cho xe máy, xe đạp điện tại hầm chung cư là cần thiết. Nhưng thay vì cấm vô tội vạ ảnh hưởng đến đời sống của người dân thì cần tìm những giải pháp căn cơ, khoa học hơn.

Giá đường tăng kỷ lục, doanh nghiệp Nghệ An đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, cải tiến công nghệ sản xuất

Giá đường tăng kỷ lục, doanh nghiệp Nghệ An đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, cải tiến công nghệ sản xuất

(Baonghean.vn) -Theo đà tăng của giá đường thế giới, thị trường đường trong nước nói chung và Nghệ An nói riêng đã có nhiều khởi sắc. Lợi nhuận tăng, thị trường tiêu thụ khả quan, các doanh nghiệp mía đường tập trung đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, người dân yên tâm sản xuất, gắn bó với cây mía…

Xuân Hoàng

Nông dân xã biên giới Nghệ An nuôi lợn đen chỉ bằng rau rừng

(Baonghean.vn) - Vào khu vực chăn nuôi tập trung của bản Pục, xã biên giới Nậm Giải, huyện Quế Phong, mới thấy được ý chí vươn lên, không trông chờ, ỷ lại của đồng bào các dân tộc nơi đây. Từ chăn nuôi lợn, trâu, bò… một số hộ dân bản Pục có nguồn thu cả trăm triệu đồng/năm.