Khó ở ổ dịch Chăm Puông: Phải tuyên truyền bằng tiếng Khơ Mú

Đình Tuân 16/07/2021 18:13

(Baonghean.vn) - Sau khi phát hiện 3 ca dương tính đầu tiên ở bản Chăm Puông, xã Lượng Minh. Huyện Tương Dương đã lập chốt phong tỏa bản người Khơ mú theo Chỉ thị số 16/CT-TTg. Theo ghi nhận người dân thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội để chung tay sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Ngay khi phát hiện những ca dương tính vớidịch Covid - 19 ở bản Chăm Puông, xã Lượng Minh. Bên cạnh khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như lập chốt phong tỏa bản Chăm Puông theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, test nhanh, truy vết F1, F2, huyện Tương Dương còn chú trọng đến công tác tuyên truyền bằng tiếng địa phương để người dân tiếp thu chủ trương nhanh hơn.

5.Người dân Khơ mú vốn không quen đeo khẩu trang, nay dù ở trong nhà nhưng thực hiện nghiêm 5 k. Ảnh: Đình Tuân
Người dân Khơ mú vốn không quen đeo khẩu trang, nay dù ở trong nhà nhưng thực hiện nghiêm túc. Ảnh: Đình Tuân
Bản Chăm Phuông vắng lặng trong những ngày thực hiện giãn cách. Ảnh Đình Tuân
Bản Chăm Puông vắng lặng trong những ngày thực hiện giãn cách. Ảnh: Đình Tuân

Bản Chăm Puông, xã Lương Minh (Tương Dương) là bản thuần dân tộc Khơ mú. Toàn bản có 195 hộ với 970 nhân khẩu. Bản cách trung tâm xã Lượng Minh khoảng 15 km. Đa phần người dân không biết nói tiếng phổ thông. Để hiệu quả trong công tác tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch Covid – 19 cũng như thông báo các chủ trương của cấp trên. Huyện Tương Dương đã triển khai tuyên truyền bằng tiếng dân tộc Khơ mú để bà con dễ hiểu, tiếp nhận thông tin nhanh và chính xác hơn.

bản Chằm Puông đã phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Bản Chăm Puông thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Đình Tuân
4.Lối vào nhà đã được rào chắn bằng tấm lưới bằng sắt. Ảnh: Đình Tuân
Lối vào nhà dân đã được rào chắn bằng tấm lưới sắt. Ảnh: Đình Tuân

Trong những ngày qua, song song với việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, huyện rẻo cao Tương Dương đã dùng xe chuyên dụng của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông để tuyên truyền, vận động cũng như thông báo cho người dân bằng tiếng dân tộc Khơ mú.

Theo đó, huyện đã chia thành nhiều tổ với đầy đủ các lực lượng như cán bộ công an, y tế và cán bộ bản (những người biết thông thạo tiếng Khơ mú) đến tận từng nhà dân để tuyên truyền, vận động người dân.

Riêng xe ô tô được gắn loa phóng thanh, phát nội dung tuyên truyền đã được thu âm sẵn, đi tuyên truyền trên các trục đường chính. Nhờ cách làm này mà người dân nắm bắt được thông kịp thời hơn. Từ đó, người dân đã thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Phong tỏa
Sau khi được tuyên truyền người dân đều đã hiểu được sự nguy hiểm của dịch Covid - 19 là như thế nào, cách thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg như thế nào là đúng. Ảnh: Đình Tuân

Cụ bà Lữ Thị Xi - trú tại bản Chăm Puông cho biết “Lúc trẻ chủ yếu ở trên nương rẫy, lớn tuổi thì suốt ngày chỉ quanh quẩn trong bản, ít giao tiếp bên ngoài nên khả năng nói tiếng phổ thông khá hạn chế, chữ lại không biết nên rất khó tiếp nhận thông tin. Những ngày này cán bộ cũng như xe ô tô đi tuyên truyền bằng tiếng của dân tộc Khơ mú, nên tôi rất dễ hiểu. Bây giờ tôi đã nhận biết được sự nguy hiểm của dịch Covid -19, biết được cách phòng, chống dịch và Chỉ thị số 16 của Chính phủ. Tôi đã nhắc nhở con cháu trong nhà tự giác phòng, chống dịch bệnh, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, khai báo y tế đầy đủ, không tập trung đông người và thường xuyên rửa tay theo đúng quy định”.

8.Thường ngày người phụ nữa này lên nương lấy củi, hái măng. Thời điểm dịch dã phức tạp nên chị đành ở nhà, trong lúc nhàn rỗi chị đã tranh thủ đan xúc cá, chứ không theo thói quen là tụ tập nhà nào đó ngồi nói chuyện như trước khi dịch bệnh chưa xẩy ra. Ảnh: Đình Tuân
Thường ngày người phụ nữ này lên nương lấy củi, hái măng. Thời điểm dịch phức tạp nên chị ở nhà, trong lúc nhàn rỗi chị tranh thủ đan xúc cá, chứ không theo thói quen là tụ tập nhà nào đó ngồi nói chuyện như trước khi dịch bệnh chưa xảy ra. Ảnh: Đình Tuân

Lập chốt phong tỏa ở bản Chăm Puông. Ảnh: Đình Tuân

“Để công tác tuyên truyền đạt được hiệu quả cao nhất. Ngay từ đầu chúng tôi đã xác định phải tuyên truyền bằng tiếng Khơ mú để người dân dễ hiểu và tiếp nhận thông tin chính xác hơn. Qua việc tuyên truyền bằng chính tiếng của đồng bào, người dân đã nắm bắt được nên đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch” Ông Lô Thanh Nhất - Phó Chủ tich UBND huyện, Phó trưởng BCĐ phòng, chống dịch Covid - 19 huyện Tương Dương cho biết.

Xe tuyên truyền lưu động về phòng chống Covid - 19 của Trung tâm VHTT huyện Tương Dương đi tận từng nhà dân, bản làng để tuyên truyền. Ảnh Đình Tuân
Xe tuyên truyền lưu động về phòng, chống dịch Covid - 19 của Trung tâm VHTT huyện Tương Dương đi tận từng nhà dân, bản làng để tuyên truyền. Ảnh: Đình Tuân

Mới nhất

x
Khó ở ổ dịch Chăm Puông: Phải tuyên truyền bằng tiếng Khơ Mú
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO