Đền được xây dựng vào đầu thế kỷ XVI để thờ Vinh phúc bá Lê Đức Tuy. Người có công hộ quốc an dân dưới triều đại nhà Lê, là một vị quan hết lòng vì dân vì nước, được Vua Lê Thánh Tông phong sắc "Dực bảo trung hưng, linh phù tôn thần". Đền gồm có cổng tam quan, hạ, trung, thượng điện nằm cạnh đê Tả Lam, soi bóng xuống bàu Sen, uy nghiêm, cổ kính. Ảnh: Huy Thư

Kiến trúc, điêu khắc độc đáo của ngôi đền cổ "thượng miếu hạ mộ"

(Baonghean.vn) - Tồn tại qua nhiều thế kỷ, đền Lê Đức Tuy xã Hùng Tiến (Nam Đàn) là một công trình kiến trúc, điêu khắc độc đáo. Đền đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Theo các tài liệu hiện có, đền được xây dựng vào đầu thế kỷ XVI để thờ Vinh phúc bá Lê Đức Tuy - Người có công "hộ quốc an dân" dưới triều hậu Lê, là một vị quan hết lòng vì dân vì nước, được Vua Lê Thánh Tông phong sắc "Dực bảo trung hưng, linh phù tôn thần". Đền gồm có cổng tam quan, hạ, trung, thượng điện... nằm cạnh đê Tả Lam, soi bóng xuống bàu Sen uy nghi, cổ kính. Ảnh: Huy Thư

Theo các tài liệu hiện có, đền được xây dựng vào đầu thế kỷ XVI để thờ Vinh phúc bá Lê Đức Tuy - Người có công "hộ quốc an dân" dưới triều hậu Lê, là một vị quan hết lòng vì dân vì nước, được Vua Lê Thánh Tông phong sắc "Dực bảo trung hưng, linh phù tôn thần". Đền gồm có cổng tam quan, hạ, trung, thượng điện... nằm cạnh đê Tả Lam, soi bóng xuống bàu Sen uy nghi, cổ kính. Ảnh: Huy Thư

Cổng tam quan đền Lê Đức Tuy khá đồ sộ. Cổng chính được giới hạn bởi 2 trụ biểu cao lớn được đắp phù điêu, câu đối, tượng nghê... Hai bên trụ biểu gắn liền với 2 dải cánh gà uốn góc có đắp hình ngựa, tướng canh và 2 cổng phụ kiểu chồng diêm nhiều mái cong vút. Ảnh: Huy Thư

Cổng tam quan đền Lê Đức Tuy khá đồ sộ. Cổng chính được giới hạn bởi 2 trụ biểu cao lớn được đắp phù điêu, câu đối, tượng nghê... Hai bên trụ biểu gắn liền với 2 dải cánh gà uốn góc có đắp hình ngựa, tướng canh và 2 cổng phụ kiểu chồng diêm nhiều mái cong vút. Ảnh: Huy Thư

Vẻ đẹp cổ kính, sinh động của những bức phù điêu hai bên cổng tam quan đền Lê Đức Tuy. Ảnh: Huy Thư

Vẻ đẹp cổ kính, sinh động của những bức phù điêu hai bên cổng tam quan đền Lê Đức Tuy. Ảnh: Huy Thư

Trên các trụ biểu lớn, nhỏ của cổng tam quan đắp hình những con nghê đang ngồi chụm chân chầu vào giữa cổng. Hình ảnh các con nghê ngẩng cao đầu, vừa oai vệ, tôn nghiêm, vừa mang vẻ đẹp dung dị, thân thuộc. Ảnh: Huy Thư

Trên các trụ biểu lớn, nhỏ của cổng tam quan đắp hình những con nghê đang ngồi chụm chân chầu vào giữa cổng. Hình ảnh các con nghê ngẩng cao đầu, vừa oai vệ, tôn nghiêm, vừa mang vẻ đẹp dung dị, thân thuộc. Ảnh: Huy Thư

Hạ điện của đền là ngôi nhà 3 gian 2 hồi, thiết kế theo kiểu "chồng rường chồng đấu" truyền thống. Khung gỗ của hạ điện được chạm trổ điêu khắc công phu tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Ảnh: Huy Thư

Hạ điện của đền là ngôi nhà 3 gian 2 hồi, thiết kế theo kiểu "chồng rường chồng đấu" truyền thống. Khung gỗ của hạ điện được chạm trổ điêu khắc công phu tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Ảnh: Huy Thư

Trên các vì nhà, đặc biệt là những vì giữa, các kết cấu gỗ như rường, đấu, cột kê... đều được điêu khắc, chạm trổ với hình ảnh hoa lá, mặt hổ phù cách điệu khá sinh động. Ảnh: Huy Thư

Trên các vì nhà, đặc biệt là những vì giữa, các kết cấu gỗ như rường, đấu, cột kê... đều được điêu khắc, chạm trổ với hình ảnh hoa lá, mặt hổ phù cách điệu khá sinh động. Ảnh: Huy Thư

Các điểm tiếp nối giữa cột ngoài và hạ nhà cũng được trang trí bằng hình ảnh chim phượng khá sắc nét. Đặc biệt là hình ảnh chim phượng đang bay trên hạ nhà với chiếc đầu ngoảnh ra ngoài, đôi cánh giang rộng khoe bộ lông được điêu khắc một cách mềm mại, tinh tế. Ảnh: Huy Thư

Các điểm tiếp nối giữa cột ngoài và hạ nhà cũng được trang trí bằng hình ảnh chim phượng khá sắc nét. Đặc biệt là hình ảnh chim phượng đang bay trên hạ nhà với chiếc đầu ngoảnh ra ngoài, đôi cánh giang rộng khoe bộ lông được điêu khắc một cách mềm mại, tinh tế. Ảnh: Huy Thư

Trên những kẻ hiên của hạ điện được điêu khắc hai mặt sinh động những đề tài truyền thống như "tứ linh", "tứ quý"... Ảnh: Huy Thư

Trên những kẻ hiên của hạ điện được điêu khắc hai mặt sinh động những đề tài truyền thống như "tứ linh", "tứ quý"... Ảnh: Huy Thư

Hai tòa trung điện và thượng điện đền Lê Đức Tuy được xây dựng theo kiểu "thượng miếu hạ mộ". Trong 2 tòa điện có 4 ngôi mộ (trung điện có 1 mộ, thượng điện có 3 mộ), phía trên có án thờ. Ảnh: Huy Thư

Hai tòa trung điện và thượng điện đền Lê Đức Tuy được xây dựng theo kiểu "thượng miếu hạ mộ". Trong 2 tòa điện có 4 ngôi mộ (trung điện có 1 mộ, thượng điện có 3 mộ), phía trên có án thờ. Ảnh: Huy Thư

Tại đền còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ quý hiếm như: gia phả, câu đối gỗ, đại tự, bảng biển, bát bửu, kiệu long đình... Năm 2003 UBND tỉnh Nghệ An đã xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh cho di tích Đền và mộ Lê Đức Tuy. Tháng 12/2017, ngôi đền này được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã nâng hạng Di tích lịch sử Quốc gia. Ảnh: Huy Thư

Tại đền còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ quý hiếm như: gia phả, câu đối gỗ, đại tự, bảng biển, bát bửu, kiệu long đình... Năm 2003 UBND tỉnh Nghệ An đã xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh cho di tích Đền và mộ Lê Đức Tuy. Tháng 12/2017, ngôi đền này được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã nâng hạng Di tích lịch sử Quốc gia. Ảnh: Huy Thư

tin mới

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Vẻ đẹp đền Cuông

Vẻ đẹp cổ kính của đền thiêng trên núi Mộ Dạ

(Baonghean.vn) - Với vẻ đẹp độc đáo, linh thiêng, đền Cuông ở xã Diễn An (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách muôn phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh hướng về nguồn cội. 

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Gần 20 năm trước, một ngôi làng ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) được gọi với cái tên chẳng mấy tự hào là “làng giả sư”, bởi người dân học theo nhau đóng giả nhà sư, đi rong ruổi xin tiền, khất thực. 

Tế tổ

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết nguyên đán Giáp Thìn huyện Yên Thành

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Nhân dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, ngày 1/2, Toà Giám mục Giáo phận Vinh do Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các phòng, ban huyện Yên Thành.

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

(Baonghean.vn) - Hiện Nghệ An có hơn 30 nghìn thanh niên công giáo. Thời gian qua, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong tiên phong phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.