Lớp học xóa mù chữ cho phụ nữ bản Mông nơi biên giới

Khánh Ly - Đặng Cường

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Lớp học do Đồn Biên phòng Tri Lễ (BĐBP Nghệ An) phối hợp Trường Tiểu học Tri Lễ 4 tổ chức tại bản Huồi Mới, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong.
Lớp học xóa mù chữ ở bản Huồi Mới xã Tri Lễ, huyện Quế Phong. Clip: Đặng Cường
 
Từ 7 giờ tối thời tiết vùng cao lạnh giá và nhiều sương mù, địa hình phức tạp, đường đi lại khó khăn, vất vả nhưng chị em phụ nữ người Mông ở bản Huồi Mới (xã Tri Lễ) vẫn rủ nhau tới lớp học xóa mù để học cái chữ. Bản Huồi Mới có 130 hộ, 812 khẩu, trong đó phần lớn phụ nữ không biết chữ. Ảnh: K.L
Từ 7 giờ tối thời tiết vùng cao lạnh giá và nhiều sương mù, địa hình phức tạp, đường đi lại khó khăn, vất vả nhưng chị em phụ nữ người Mông ở bản Huồi Mới (xã Tri Lễ) vẫn rủ nhau tới lớp học xóa mù để học cái chữ. Bản Huồi Mới có 130 hộ, 812 khẩu, trong đó phần lớn phụ nữ không biết chữ. Ảnh: K.L
Khóa học có 53 học viên chủ yếu là phụ nữ dân tộc Mông ở bản Huồi Mới đăng ký tham gia được chia làm 2 lớp, một lớp do cán bộ biên phòng Đồn Tri Lễ (BĐBP Nghệ An) trực tiếp giảng dạy. Ảnh: K.L
Khóa học có 53 học viên chủ yếu là phụ nữ dân tộc Mông ở bản Huồi Mới đăng ký tham gia được chia làm 2 lớp, một lớp do cán bộ biên phòng Đồn Tri Lễ (BĐBP Nghệ An) trực tiếp giảng dạy. Ảnh: K.L

Lớp khác do giáo viên Trường tiểu học Tri Lễ 4 giảng dạy. Chương trình giảng dạy gồm 2 môn Toán (60 tiết) và Tiếng Việt (180 tiết). Ảnh: K.L
Lớp khác do thầy giáo Lương Văn Xuyên - giáo viên Trường tiểu học Tri Lễ 4 điểm trường Huồi Mới giảng dạy. Chương trình học gồm 2 môn Toán (60 tiết) và Tiếng Việt (180 tiết). Ảnh: K.L
). Để không ảnh hưởng nhiều đến lao động sản xuất và sinh hoạt của bà con lớp học được tổ chức vào các tối từ thứ 2 đến thứ 5 hàng tuần. Kết thúc khóa học sẽ kiểm tra đánh giá kết quả và cấp chứng chỉ cho các học viên
Để không ảnh hưởng nhiều đến lao động sản xuất và sinh hoạt của bà con, lớp học được tổ chức vào các tối từ thứ Hai đến thứ Năm hàng tuần. Lớp học khai giảng từ ngày 5/12 và sẽ được triển khai trong vòng 4 tháng. Kết thúc khóa học sẽ kiểm tra đánh giá kết quả và cấp chứng chỉ cho các học viên. Ảnh: KL
Nhiều chị em người Mông có con nhỏ nhưng vẫn cố gắng thu xếp việc nhà, quyết tâm tới lớp để học cái chữ. Có những chị đi học chăm chỉ, không bỏ buổi nào. Ảnh: KL
Nhiều chị em người Mông có con nhỏ nhưng vẫn cố gắng thu xếp việc nhà, quyết tâm tới lớp để học cái chữ. Các chị đi học đúng giờ và chăm chỉ, nhiều chị chưa nghỉ buổi nào như chị Lỳ Y Xì, Thò Y Xai... Ảnh: KL
Trung úy Lỳ Bá Chù cũng là người dân tộc Mông, được giao phụ trách giảng dạy một lớp gồm 27 học viên cho biết:Lớp học nhằm giúp đỡ đồng bào, nhất là phụ nữ dân tộc Mông tại bản Huổi Mới biết đọc, biết viết, tính toán, góp phần nâng cao kiến thức, thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở khu vực biên giới. Năm ngoái, Đồn biên phòng Tri Lễ cũng đã tổ chức một lớp học xóa mù cho 26 học viên phụ nữ người Mông ở bản Pả Khốm
Trung úy Lỳ Bá Chùa (Đồn Biên phòng Tri Lễ) quê ở Kỳ Sơn cũng là người dân tộc Mông, được giao phụ trách giảng dạy một lớp gồm 27 học viên cho biết: Lớp học nhằm giúp đỡ đồng bào, nhất là phụ nữ dân tộc Mông tại bản Huồi Mới biết đọc, biết viết, tính toán, góp phần nâng cao kiến thức, thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở khu vực biên giới. Năm ngoái, Đồn biên phòng Tri Lễ cũng đã tổ chức một lớp học xóa mù cho 26 học viên phụ nữ người Mông ở bản Pả Khốm. Ảnh: KL
Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo mang quân hàm xanh, sau vài buổi học, nhiều phụ nữ Mông ở Huồi Mới đã có sự tiến bộ rõ rệt.
Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo mang quân hàm xanh, sau vài buổi học, nhiều phụ nữ Mông ở Huồi Mới đã có sự tiến bộ rõ rệt. Ảnh: KL
Có những học viên như chị
Có những học viên chăm chỉ như chị Thò Y Xia dù mới học được vài hôm nhưng đã biết viết nhiều chữ. Chị Xia cho biết ngày đi rẫy, tối chị tranh thủ nhờ chồng trông 2 đứa con để đến lớp xóa mù, những hôm không tới lớp, chị tranh thủ học ở nhà. Ảnh: KL
Trong lớp của thầy giáo quân hàm xanh Lỳ Bá Chù có một học viên đặc biệt là anh Thò Bá Và (SN 1979), học viên nam duy nhất đi học cùng vợ là chị Lỳ Thị Bi. Anh Thò Bá Và cho biết vì không biết chữ nên anh không thể thi lấy bằng lái xe, anh muốn học cái chữ để thi lấy bằng lái xe thuận tiện cho việc tham gia giao thông. Ảnh: KL
Trong lớp của thầy giáo quân hàm xanh Lỳ Bá Chùa có một học viên đặc biệt là anh Thò Bá Và (SN 1979), học viên nam duy nhất đi học cùng vợ là chị Lỳ Thị Bi. Anh Thò Bá Và cho biết vì anh muốn học cái chữ để thi lấy bằng lái xe thuận tiện cho việc tham gia giao thông. Ảnh: KL
Lớp học kết thúc vào buổi tối
Bình thường lớp học bắt đầu từ lúc 7 giờ và kết thúc vào 9 giờ nhưng cũng có khi, học viên say sưa học đến 10h tối. Ảnh: K.L

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.