Mùa trỉa lúa rẫy ở vùng cao xứ Nghệ
(Baonghean.vn) - Tháng 4 và tháng 5 âm lịch là mùa trỉa lúa rẫy ở huyện Kỳ Sơn. Vào mùa này ở vùng có diện tích lúa rẫy lớn nhất Nghệ An, người dân tổ chức thành những nhóm hàng chục người giúp nhau trỉa lúa.
Huyện Kỳ Sơn có 21 xã, thị trấn thì tất cả các xã đều có diện tích canh tác lúa rẫy và đây là nguồn cung cấp lương thực chính cho người dân. Tuy nhiên, vì nguy cơ dễ dẫn đến cháy rừng, hiện chính quyền địa phương không khuyến khích việc phát triển lúa rẫy. Nhưng việc này rất khó khăn, bởi nơi đây phần lớn bà con không thể cấy lúa nước vì địa hình núi cao. Ảnh: Hữu Vi |
Mùa trỉa lúa rẫy của đồng bào các dân tộc thiểu số gồm Thái, Khơ mú và Mông ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) thường bắt đầu từ tháng tư. Trước đó, vào tháng hai âm lịch là mùa phát nương làm rẫy. Hiện nay, Kỳ Sơn có hơn 6.000 ha lúa rẫy. Vào mùa trỉa lúa, họ thường tổ chức thành các nhóm hàng chục người giúp nhau. Ảnh: Đào Thọ |
Hầu hết người dân tộc thiểu số trưởng thành ở huyện Kỳ Sơn đều biết cách trỉa lúa rẫy. Khoảng cách giữa các khóm lúa thường được tính bằng chiều dài một bàn chân. Ảnh: Hữu Vi |
Công cụ tra hạt được rèn riêng có đầu sắc nhọn và gắn với cán gỗ dài. Ảnh: Hữu Vi |
Phần lớn giống lúa đều là nếp nhưng một số vùng cũng trỉa giống lúa tẻ. Ảnh: Hữu Vi |
Số hạt lúa cho mỗi khóm lúa cũng được quy định theo kinh nghiệm của cư dân bản địa. Ngoài ra, số hạt lúa của một khóm lúa còn phụ thuộc vào chất đất, địa hình, giống lúa, thời tiết và mùa vụ. Ảnh: Đào Thọ |
Phút nghỉ ngơi giữa buổi làm việc của những người trỉa lúa rẫy. Ảnh: Đào Thọ |
Những đứa trẻ theo cha mẹ lên chòi rẫy vào ngày hè. Chúng đôi khi phụ giúp cha mẹ việc nấu ăn, giữ em... Ảnh: Đào Thọ |