Ngoại trưởng Malaysia bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông

Theo Mạnh Tuân (vietnamplus.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah đã bày tỏ sự quan ngại của Kuala Lumpur về sự xuất hiện của nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc trong vùng biển của nước này.
Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah. Nguồn: malaymail.com
Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah. Nguồn: malaymail.com

Tại phiên họp Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 20 ngày 2/11 trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 ở Thái Lan, Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah đã bày tỏ sự quan ngại của Kuala Lumpur về sự xuất hiện của nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc trong vùng biển của nước này.

Đề cập về vấn đề Biển Đông, ông Saifuddin đã bày tỏ quan ngại về việc các tàu hải cảnh Trung Quốc ngày càng xuất hiện thường xuyên ở những khu vực gần bờ biển Malaysia, trong lúc quá trình đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với Bắc Kinh đang tiếp tục diễn ra.

Theo ông Saifuddin, Bộ Ngoại giao Malaysia sẽ thành lập một trung tâm nghiên cứu hàng hải và mời các quốc gia thành viên ASEAN cùng tham gia.

Ngoài ra, ông Saifuddin cũng đề cập đến hàng loạt vấn đề và thách thức mà ASEAN đang phải đối mặt. Theo ông, để chuẩn bị kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hợp quốc vào năm 2020, ASEAN nên tái khẳng định cam kết về giá trị của Hiến chương Liên hợp quốc. Malaysia đang vạch ra 4 hoạt động chính là cải cách Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đẩy mạnh bình đẳng giới hướng tới Bắc Kinh 25+, ủng hộ sáng kiến của các tổ chức xã hội dân sự và tăng cường các nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân.

Về vấn đề người Rohingya, Ngoại trưởng Malaysia đề nghị Myanmar tổ chức đối thoại với người tị nạn Rohingya, đặc biệt là những người đang tạm trú ở Cox’s Bazar (Bangladesh), để xây dựng lòng tin, từ đó có thể đảm bảo sự hồi hương một cách tự nguyện, an toàn và nghiêm túc.

Malaysia hoan nghênh đề xuất của Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi về việc thành lập đội ngũ chuyên trách các vấn đề về hồi hương người Rohingya.

Về cuộc chiến chống khủng bố, quan chức ngoại giao Malaysia cảnh báo, mặc dù các trùm khủng bố như Abu Bakr al-Baghdadi hay Osama Bin Laden đã bị tiêu diệt, nhưng các mối đe dọa khủng bố vẫn tồn tại.

ASEAN cần tăng cường nỗ lực phù hợp với Kế hoạch hành động của khối nhằm ngăn chặn và đối phó với sự trỗi dậy của chủ nghĩa cấp tiến và cực đoan. Malaysia sẽ tích cực tham gia thông qua hoạt động của Trung tâm chống khủng bố ASEAN./.

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.