Ngụp sông, dầm mình cào hến ở 'chảo lửa Đông Dương'

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiệt độ ở các huyện vùng cao Nghệ An như Con Cuông, Tương Dương luôn ở mức trên 40 độ C. Dưới nắng nóng như thiêu như đốt của vùng “chảo lửa”, nhiều người dân vẫn dầm mình dưới khe, suối để cào hến mưu sinh.
Những ngày nắng nóng lên đến đỉnh điểm, nhiều con sông, con suối ở vùng cao Nghệ An bước vào mùa cạn nước. Nhân dịp này, nhiều người dân ở các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương đã không ngại vất vả ra sông, suối cào hến mưu sinh. Ảnh: Đào Thọ
Những ngày nắng nóng lên đến đỉnh điểm, nhiều con sông, con suối ở vùng cao Nghệ An bước vào mùa cạn nước. Nhân dịp này, nhiều người dân ở các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương đã không ngại vất vả ra sông, suối cào hến mưu sinh. Ảnh: Đào Thọ
Tại bản Can (xã Tam Thái, huyện Tương Dương), mới sáng sớm nhiệt độ đã lên đến 37 độ C. Tuy vậy, từng tốp phụ nữ từ 2-3 người vẫn ra con suối gần nhà để tranh thủ cào hến về bán. Ảnh: Đào Thọ
Tại bản Can (xã Tam Thái, huyện Tương Dương), mới sáng sớm nhiệt độ đã lên đến 37 độ C. Tuy vậy, từng tốp phụ nữ từ 2-3 người vẫn ra con suối gần nhà để tranh thủ cào hến về bán. Ảnh: Đào Thọ
Dụng cụ họ mang theo chỉ đơn giản là chiếc cào nhỏ và chiếc oi để đựng hến. Ảnh: Đào Thọ
Dụng cụ họ mang theo chỉ đơn giản là chiếc cào nhỏ và chiếc oi để đựng hến. Ảnh: Đào Thọ
“Ngày trước cứ đến thời điểm này bà con đi cào hến nhiều lắm, nhưng đang dịp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên chúng tôi chỉ đi với nhau trong khoảng 2-3 người. Nắng nóng tuy vất vả nhưng bù lại hến nhiều hơn” – chị Lô Thị Nam ở xã Thọ Sơn (Anh Sơn) cho hay. Ảnh: Đào Thọ
“Ngày trước cứ đến thời điểm này bà con đi cào hến nhiều lắm, nhưng đang dịp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên chúng tôi chỉ đi với nhau trong khoảng 2-3 người. Nắng nóng tuy vất vả nhưng bù lại hến nhiều hơn” – chị Lô Thị Nam ở xã Thọ Sơn (Anh Sơn) cho hay. Ảnh: Đào Thọ
Với bà Lương Thị Vân ở bản Can (xã Tam Thái, Tương Dương) thì dù đã gần 60 tuổi nhưng bất chấp nắng nóng, hàng ngày bà vẫn dầm mình dưới nước từ sáng đến chiều để cào hến về bán cho các thương lái ở trong xã. “Mỗi cân hến chỉ bán được 7 nghìn đồng nhưng cũng đủ để trang trải cuộc sống gia đình’ – bà Vân chia sẻ. Ảnh: Đào Thọ
Với bà Lương Thị Vân ở bản Can (xã Tam Thái, Tương Dương) thì dù đã gần 60 tuổi nhưng bất chấp nắng nóng, hàng ngày bà vẫn dầm mình dưới nước từ sáng đến chiều để cào hến về bán cho các thương lái ở trong xã. “Mỗi cân hến chỉ bán được 7 nghìn đồng nhưng cũng đủ để trang trải cuộc sống gia đình
 – bà Vân chia sẻ. Ảnh: Đào Thọ
Hến lúc cào lên trộn lẫn với sỏi đá nên người dân phải rất vất vả mới phân loại ra được. Ảnh: Đào Thọ
Hến lúc cào lên trộn lẫn với sỏi đá nên người dân phải rất vất vả mới phân loại ra được. Ảnh: Đào Thọ
Những đoạn nước sâu, nhiều người còn phải bơi lặn trên sông như một “rái cá” thực thụ. Ảnh: Đào Thọ
Những đoạn nước sâu, nhiều người còn phải bơi lặn trên sông như một “rái cá” thực thụ. Ảnh: Đào Thọ
Một số gia đình có điều kiện hơn sắm thuyền chèo đi xa để cào được nhiều hến hơn. Ảnh: Đào Thọ
Một số gia đình có điều kiện hơn sắm thuyền chèo đi xa để cào được nhiều hến hơn. Ảnh: Đào Thọ
Những giọt mồ hôi rơi dưới cái nóng của “chảo lửa Đông Dương”. Ảnh: Đào Thọ
Những giọt mồ hôi rơi dưới cái nóng của “chảo lửa Đông Dương”. Ảnh: Đào Thọ
Một ngày làm việc tích cực, mỗi người có thể cào được 15 kg hến cho thu nhập hơn 100 nghìn đồng. Đây là số tiền lớn của người dân để trang trải cho cuộc sống gia đình. Ảnh: Đào Thọ
Một ngày làm việc tích cực, mỗi người có thể cào được 15 kg hến cho thu nhập hơn 100 nghìn đồng. Đây là số tiền lớn của người dân để trang trải cho cuộc sống gia đình. Ảnh: Đào Thọ

tin mới

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.