Nhiều học sinh phải ở nhờ nhà dân sau sự cố sụt mố cầu Chôm Lôm

(Baonghean.vn) - Đã 1 tuần nay, sau sự cố sụt lún mố cầu Chôm Lôm, 167 em học sinh THCS thuộc các bản tả ngạn xã Lạng Khê (Con Cuông) phải xa nhà và tá túc nhờ trong các nhà dân để kịp theo chương trình học. Trong gian khó lại sáng lên tấm lòng ấm áp chia sẻ, giúp đỡ của bà con vùng lũ.

Hơn 1 tuần nay, chị Lương Thị Nối bản Piềng Khử lại tất bật nấu cơm đều đặn ngày 3 bữa không chỉ cho gia đình mình mà còn cho thêm 4 đứa trẻ khác đang ở nhờ trong nhà. Chị Nối cho hay, do đường cầu Chôm Lôm đang trong thời gian sửa chữa, khắc phục nên đã hơn 1 tuần nay hầu hết các em học sinh vùng tả ngạn sông Lam không thể về nhà.

Lúc thầy cô giáo ở Trường THCS Lạng Khê vận động gia đình chị cho học sinh ở, 2 vợ chồng cũng thoáng chút e ngại. Nhưng rồi nghĩ lại, bọn trẻ cũng như 2 đứa con nhà mình, lại đang gặp khó, các cháu còn nhỏ mà nhà lại quá xa, không thể đi đi về về trong ngày nên gia đình chị cho 4 em  tá túc tại nhà của mình để ăn ở, học hành.

 Mố cầu Chôm Lôm phía bờ hữu sông Lam bị sập gây ảnh hưởng đến các em học sinh
Mố cầu Chôm Lôm phía bờ hữu sông Lam bị sập gây ảnh hưởng việc đi lại của học sinh vùng tả ngạn sông Lam. Ảnh: Minh Hạnh
Còn nhà anh Lữ Mạnh Kỳ, bản Piềng Khử xã Lạng Khê 1 tuần nay cũng có thêm 3 thành viên mới. Đó là các em học sinh thuộc bản Đồng Tiến, một trong những bản chịu ảnh hưởng của sự cố sập mố cầu Chôm Lôm vừa qua. Bằng sự sẻ chia và tình thương, mấy ngày nay anh Kỳ tất bật  lo cho các em từng bữa cơm. Để giúp các em bớt nỗi nhớ xa bố mẹ, hàng ngày anh Kỳ thường còn gọi điện để các em được nói chuyện với bố mẹ, người thân.

“Các em học sinh còn rất nhỏ, chỉ mới lên lớp 6, nên hàng ngày từ việc bài vở hay sinh hoạt, ăn uống anh đều phải nhắc nhở. Hiện tại tôi sống một mình nên có mấy cháu ở trong nhà tôi thấy vui, nhà có tiếng con nít cũng đỡ buồn. Nhà tôi có gì thì các cháu ăn nấy như người trong gia đình mình” - anh Kỳ chia sẻ.

Các em học sinh được người dân cho ở trọ trong nhà, cùng giúp đỡ chủ nhà chuẩn bị nấu nướng. Ảnh: Minh Hạnh
Các em học sinh được người dân cho ở trọ trong nhà, cùng giúp đỡ chủ nhà chuẩn bị nấu nướng. Ảnh: Minh Hạnh
Em Lương Thế Đông, bản Đồng Tiến năm nay bước vào lớp 6 là một trong 3 em ở trọ nhà anh Kỳ. Đây là lần đầu tiên em rời xa gia đình trong khoảng thời gian dài như vậy. Mấy ngày đầu, Đông kể mình đã khóc vì nhớ nhà và lo lắng. Nhưng rồi ở lại nhà “người lạ”, được thầy cô động viên, lại được bác chủ nhà đối xử, chăm sóc như bố mình ở nhà nên tinh thần các em đã phấn chấn trở lại, yên tâm học tập.

Cầu Chôm Lôm là con đường nối các bản Chôm Lôm, Đồng Tiến, Yên Hòa của xã Lạng Khê đến trung tâm xã. Sự cố đứt mố cầu Chôm Lôm cũng khiến hơn 500 hộ dân và 167 em học sinh không đi qua được cầu. Tuy người dân và học sinh có thể đi đường khác để ra xã nhưng xa hơn gấp 5 lần. Để đảm bảo chuyện ăn, ở của 167 học sinh trong thời gian chờ khắc phục cầu thì chính quyền xã phối hợp với nhà trường, các thôn bản gần với trường để vận động các nhà dân bố trí cho các em ở tạm.

Những bữa cơm ấm áp nghĩa tình chia sẻ của bà con vùng lũ. Ảnh: Minh Hạnh
Những bữa cơm ấm áp nghĩa tình chia sẻ của bà con vùng lũ. Ảnh: Minh Hạnh
Ông Kha Văn Kiên - Phó Bí thư Đảng ủy xã Lạng Khê cho biết thêm: “Để tạo điều kiện tốt nhất cho các cháu học sinh được đi học để kịp chương trình học, xã đã vận động các hộ dân gần trường học của các cháu như bản Boong, Khe Thơi, Piềng Khử nhận nuôi các cháu trong thời gian chờ khắc phục xong cầu, mỗi hộ nhận từ 3-4 em. Xã cũng thường xuyên đến các nhà dân để động viên gia đình cũng như các em học sinh”.

Hiện tại, công tác khắc phục cầu Chôm Lôm vẫn đang được huyện Con Cuông tích cực thực hiện nhằm đảm bảo thông tuyến sớm nhất cho người dân.

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.