Những đứa trẻ người Mông ở Nghệ An rời bản, xuống núi đến trường

Thành Chung - Thành Cường

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Cuộc sống vất vả đã “cuốn” những đứa trẻ người Mông ở Tri Lễ (Quế Phong) sớm lên nương, vào rẫy... Tuy nhiên năm gần đây, nhận thức người dân được nâng lên, người Mông đã xem việc đưa trẻ xuống núi theo học là để tiếp thu kiến thức mới, góp phần nâng cao cuộc sống, xây dựng bản làng.

Bước vào năm học 2019-2020, những đứa trẻ Mông ở xã Tri Lễ (huyện Quế Phong) ríu rít rời núi, đến trường. Những bước chân xuống núi sẽ tạo đà để các em đi xa hơn và bước cao hơn.

Chiều 17/8/2019, cô bé Già Y Xia, 11 tuổi, ở bản Pà Khốm, xã Tri Lễ cùng mẹ kiểm tra lại lần cuối hành trang của mình. Hành trang của cô bé bao gồm sách vở, áo quần và nhiều kim, chỉ lặt vặt khác.
Già Y Xia, 11 tuổi, ở bản Pà Khốm, xã Tri Lễ (Quế Phong) cùng mẹ kiểm tra lại lần cuối hành trang của mình. Hành trang của cô bé bao gồm sách vở, áo quần và nhiều kim, chỉ lặt vặt khác.
Ngày mốt tựu trường, Y Xia háo hức mong chờ...Mẹ, cha Y Xia nhìn con âu yếm, yêu thương. Trong ánh mắt đó có nỗi lo lắng không biết con mình sẽ xuống học cái ăn cái ở nội trú thế nào, có nỗi lo lắng của công việc mùa rẫy đang bận rộn.
Mẹ của Y Xia nhìn con âu yếm những cũng có những lo lắng cho chuyến xa nhà của con khi xuống núi, ở nội trú để theo con chữ. Còn mẹ, lại bước vào vòng quay của mùa rẫy bận rộn.
Rời điểm trường ở bản, bước vào lớp 6, năm đầu tiên của cấp 2, Y Xia sẽ xuống trường xã cách 15 km để tiếp tục theo học. Ngày mốt tựu trường, Y Xia háo hức mong chờ...
Rời điểm trường ở bản, bước vào lớp 6, năm đầu tiên của cấp 2, Y Xia sẽ xuống trường xã cách bản 15 km đường rừng để tiếp tục theo học. Ngày tựu trường, Y Xia háo hức mong chờ...
Để các em xuống xã học là cả một sự cố gắng thay đổi nhận thức lớn của gia đình. Ảnh: Thành Cường
Để các em xuống xã học là cả một sự cố gắng thay đổi nhận thức lớn của gia đình. Ảnh: Thành Cường
Theo Trưởng bản Pà Khốm Và Bá Rê: Ở Pà Khốm, thu nhập chính của người dân phụ thuộc vào rừng và làm rẫy. Người lớn thường xuyên ở trên nương nên những đứa trẻ 11 12 tuổi như Y Xia trở thành trụ cột trong nhà… Việc để các em xuống xã học là cả một sự cố gắng, thay đổi nhận thức lớn của gia đình.
Theo Trưởng bản Pà Khốm Và Bá Rê: Ở Pà Khốm, thu nhập chính của người dân phụ thuộc vào rừng và làm rẫy. Người lớn thường xuyên ở trên nương nên những đứa trẻ 11, 12 tuổi như Y Xia trở thành trụ cột trong nhà… Việc để các em xuống xã học là cả một sự cố gắng, thay đổi nhận thức lớn của gia đình.
Sáng 18/8/ 2019, cô bé Y Xia rời bậc cửa nhà, xuống núi. Trong bước chân đi có sự bịn rịn, dùng dằng nửa không muốn đi, nửa muốn mạnh mẽ vươn bước rộng dài.
Những cô bé người Mông rời bậc cửa nhà, xuống núi. Trong bước chân đi có sự bịn rịn, nhưng bước chân em mạnh mẽ vươn tới để thu nhận kiến thức.
Chuyến rời nhà này, Y Xia không cô đơn. Cùng đi với cô bé còn có 8 bạn khác cùng bản Pà Khốm. Cả 9 đứa trẻ này đều sinh năm 2008, cùng vào lớp 6 đợt này.
Chuyến rời nhà này, Y Xia không cô đơn. Cùng đi với cô bé còn có 8 bạn khác cùng bản Pà Khốm. Cả 9 đứa trẻ này đều sinh năm 2008, cùng vào lớp 6 đợt này.
a
Chào đón năm học mới nay, Trường THCS Bán trú Tri Lễ tiếp nhận 220 học sinh vào lớp 6 ở 11 thôn bản, nâng tổng số học sinh của toàn trường từ 725 thành 772 em. “Dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhà trường sẽ cố gắng hết mức để giúp đỡ, chăm sóc, dạy dỗ các em. Thầy cô nào cũng vậy, ai cũng yêu thương các em cho con cháu của mình, chăm lo chu đáo từ bữa ăn, giấc ngủ đến việc học tập” - Thầy Hồ Đức Huy, Hiệu phó Trường PTDTBT THCS Tri Lễ cho biết

tin mới

Bản đồ

Hướng về các ngày lễ lớn của dân tộc, thế hệ trẻ gửi nhiều thông điệp về tình yêu đất nước

(Baonghean.vn) - Những ngày tháng Tư lịch sử, đất nước hướng về các ngày lễ trọng đại: Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, những hình ảnh hào hùng đó một lần nữa lại được thế hệ trẻ tái hiện với nhiều thông điệp ý nghĩa.

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.