Những phận đời co ro trong đêm giá rét ở thành Vinh

Công Kiên - Đức Anh

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Đêm khuya, cái lạnh mỗi lúc càng tê tái, phố phường thưa vắng dần rồi chìm vào giấc ngủ. Đây đó bên mép đường, dưới chân cầu hay mái hiên những ngôi nhà cao tầng ở thành Vinh vẫn có những con người lặng lẽ với công việc mưu sinh và tìm nơi trú ngụ trong đêm giá rét.
Ảnh: Đức Anh
Không khí lạnh liên tục tràn về, ban đêm nhịp sống phố phường ở Vinh dường như lắng lại, không ai muốn bước ra khỏi nhà khi không có việc cần thiết. Những người về muộn thì vội vã phóng xe để được trở về với mái ấm gia đình, được ở trong căn phòng kín gió cùng chiếc chăn ấm áp. Chưa đến 22h nhưng các tuyến đường đã vắng vẻ, chỉ còn những người lao công vẫn mải miết với công việc của mình. Ảnh: Đức Anh
Ảnh: Đức Anh
Trên đường Hồng Bàng, chị Nguyễn Thị T. vẫn mải miết gom từng mẩu rác vung vãi và nhẫn nại đẩy chiếc xe rác qua các vị trí tập kết của từng khu dân cư. Trong màn sương đêm và bóng cây ven đường, trông chị T. như một chiếc bóng. Chị chia sẻ: “Công việc của em bắt đầu từ 17 giờ hàng ngày đến 2 giờ sáng hôm sau, những mùa khác còn đỡ, cực nhất là mùa Đông, bởi thời điểm làm việc chính là lúc nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày. Hôm nào cũng mong xong việc thật sớm để về vùi mình vào chăn, ôm con nằm ngủ…”. Ảnh: Đức Anh
Ảnh: Công Kiên
Làm việc một lúc, chị T. phải nghỉ lấy sức, ngồi co ro, xoa đôi bàn tay lạnh cóng... Ảnh: Đức Anh
Ảnh: Công Kiên
Đường Đinh Công Tráng,  một cô gái trẻ đang “vật lộn” với cơ số bát đĩa nằm ngổn ngang. Cô gái cho biết nhà ở một huyện miền núi, xuống Vinh tìm việc để đỡ đần bố mẹ nuôi em. Công việc phục vụ quán ăn đêm bắt đầu từ chập tối đến lúc hết khách, có hôm đến 1 giờ sáng, gồm soạn sửa, bưng bê và rửa bát đĩa. Ảnh:Đức Anh
Ảnh: Đức Anh
Đêm lạnh, rửa bát đĩa là công việc rất cực, có cảm giác như khi chạm vào nước, cái lạnh như thấm vào tận xương, đôi bàn tay cứng như đá. Có những hôm phải ngồi rửa bát đĩa hàng mấy giờ đồng hồ, người run lẩy bẩy nhưng phải cố làm xong việc. Ảnh: Đức Anh
Ảnh: Đức Anh
Bên vỉa hè tuyến đường Lê Lợi, những người làm nghề xe lai vẫn mong ngóng có thêm một vài khách... Ảnh: Đức Anh
Ảnh: Đức Anh
Ở điểm tập kết rác ven đường Quang Trung, một người phụ nữ trung tuổi cúi sát xuống để lần tìm những tấm bìa các tông và chai nhựa rồi cho vào bao tải. Dáng vẻ nhẫn nại, lặng lẽ giữa đêm Đông, mặc cho cái lạnh giá đang bao phủ. Ảnh: Đức Anh
Ảnh: Đức Anh

Cũng ở đường Quang Trung, một chị đang ngồi bán đồ chơi trẻ em. Đường phố đã vắng nhưng chị vẫn ngồi với niềm hy vọng sẽ có người ghé qua để bán được thêm vài thứ. Nhưng đường mỗi lúc một vắng, chị vẫn ngồi như bất động… Ảnh: Đức Anh

Ảnh: Đức Anh

Dưới chân dãy nhà cao tầng ở đường Lê Lợi, phía trước hiên mắc một chiếc bạt cũ kỹ, từ phía trong phát ra những tiếng ho khùng khục của một ông lão. Thấy có người ghé thăm, ông lão vừa ho vừa khóc: “Gần 80 tuổi rồi, từng có gia đình êm ấm nhưng số phận đã đẩy tôi vào cảnh không nhà cửa, người thân, hàng chục năm nay phải bám lấy vỉa hè mà sống, ngày đi nhặt ve chai, đêm về đây tá túc. Mấy đêm nay rét quá, bệnh viêm phổi tái phát, ho liên tục không tài chi ngủ được...”. Ảnh: Đức Anh

Ảnh: Đức Anh
Ở cầu Cửa Tiền, trên đường Phạm Hồng Thái, một bà lão cũng ở độ tuổi gần 80 đang ngồi bên đường để xin tấm lòng trắc ẩn của người đi qua. Ban ngày, bà lão đi khắp nơi nhặt ve chai, đêm ra ngồi đây để mong chờ niềm thương cảm. Đến khuya, bà xuống gầm cầu nằm nghỉ... Ảnh: Đức Anh
Ảnh: Đức Anh
Để xua tan giá rét, những người mưu sinh trong đêm và người vô gia cư thường tìm củi, nhặt các loại phế liệu để nhóm lửa sưởi ấm mong xua tan cái giá rét mùa Đông. Ảnh: Đức Anh
 
Những phận đời trong đêm giá rét ở thành Vinh. Clip: Công Kiên - Đức Anh

tin mới

Một tình yêu dành cho thành Vinh

Một tình yêu dành cho thành Vinh

(Baonghean) - Tôi yêu thành Vinh bằng một tình yêu thầm lặng mà dai dẳng. Đến nỗi, khi chồng tôi - người xứ khác - ngày đầu đặt chân xuống ga tàu đã thốt lên: “Thành Vinh có vậy thôi sao mà ngày nào em cũng nhắc!”...

Già hóa dân số

Nhiều thách thức với già hóa dân số

(Baonghean.vn) - Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Điều này đòi hỏi hoạt động an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cần được thực hiện toàn diện.

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

Thiếu nhi vùng cao Nghệ An vui đêm hội Trung thu

(Baonghean.vn) - Dù thời tiết có mưa nhưng Tết Trung thu ở Kỳ Sơn, Quế Phong vẫn diễn ra vô cùng ấm áp, tràn đầy niềm vui. Những chiếc đèn ông sao lấp lánh, cỗ hoa quả, màn múa lân đặc sắc… đã mang đến niềm vui vô bờ bến đối với những đứa trẻ vốn gặp nhiều thiếu thốn trong cuộc sống.

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

Trung thu ấm áp của thiếu nhi Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những Trung thu rộn ràng, ấm áp đã được tổ chức hướng về những em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Để giữa bộn bề cuộc sống, các em nhỏ vẫn có những khoảng trời trong trẻo, hồn nhiên và ấm áp theo cách riêng của mình...

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

Trung thu thiếu thốn của những đứa trẻ làng chài

(Baonghean.vn) - Những ngày này, không khí náo nức, vui vẻ của Tết Trung thu đã và đang tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, từ thành thị đến miền núi cao... Thế nhưng ở xóm chài nhỏ dưới chân cầu Yên Xuân, xã Xuân Lam, huyện Hưng Nguyên, các em vẫn lặng lẽ như thường ngày.

Chuyện về những người Nghệ ở Vũng Tàu

Chuyện về những người Nghệ ở Vũng Tàu

(Baonghean.vn) - Hầu hết những người Nghệ đang sinh sống, làm việc, công tác tại thành phố biển Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu) đều chịu thương chịu khó làm ăn, đoàn kết tốt, coi Vũng Tàu là quê hương thứ hai nhưng không bao giờ quên quê hương Nghệ An - nơi họ đã sinh ra từ đó.

Mang Trung thu lên bản Huồi Mới

Mang Trung thu lên bản Huồi Mới

(Baonghean.vn) - Ngày 22/9, Báo Nghệ An phối hợp cùng Team Bạch Mã (trực thuộc CLB Xe Bán tải địa hình Việt Nam) và Đồn Biên phòng Tri Lễ tổ chức Trung thu và tặng quà cho học sinh mầm non và tiểu học tại bản người Mông Huồi Mới, xã Tri Lễ (huyện Quế Phong).