Giăng lưới săn rươi

Nông dân Hưng Nguyên công phu đắp bờ chuẩn bị 'săn' rươi

(Baonghean.vn) - Những ngày này, bà con nông dân vùng hạ lưu sông Lam huyện Hưng Nguyên đang tất bật đắp bờ, kéo tướt trên ruộng, chuẩn bị cho một mùa rươi mới.
Mỗi năm cứ vào dịp cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch, người dân xã Châu Nhân lại mang lưới, cọc tre ra ruộng giăng kín khắp các cánh đồng ven sông Lam để chờ rươi, tạo nên những hình ảnh khá độc đáo. Những dải lưới được kéo trên ruộng tạo thành những vệt bùn dài nên người dân địa phương thường gọi kéo lưới là kéo tướt. Ảnh: Huy Thư
Mỗi năm cứ vào dịp cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch, người dân xã Châu Nhân lại mang lưới, cọc tre ra ruộng giăng kín khắp các cánh đồng ven sông Lam để chờ rươi, tạo nên những hình ảnh khá độc đáo. Những dải lưới được kéo trên ruộng tạo thành những vệt bùn dài nên người dân địa phương thường gọi kéo lưới là kéo tướt. Ảnh: Huy Thư
Theo bà con xã Châu Nhân, ngày trước, khi rươi còn rẻ, mùa rươi nổi cả xóm thắp đèn đi vớt rươi tự do trên ruộng. Từ ngày rươi thành đặc sản, giá cả đắt đỏ 400.000 - 500.000 đồng/kg, nhà ai có ruộng rươi đều mua lưới về khoanh, rươi ruộng nhà nào nhà đó bắt. Trước khi vào vụ rươi, bà con thường đưa lưới cũ ra kiểm tra, vá lại những chỗ bị hỏng. Nhiều nhà phải đi xin hoặc mua tre về làm cọc để giăng lưới. Ảnh: Huy Thư
Theo bà con xã Châu Nhân, ngày trước, khi rươi còn rẻ, mùa rươi nổi cả xóm thắp đèn đi vớt rươi tự do trên ruộng. Từ ngày rươi thành đặc sản, giá cả đắt đỏ 400.000 - 500.000 đồng/kg, nhà ai có ruộng rươi đều mua lưới về khoanh, rươi ruộng nhà nào nhà đó bắt. Trước khi vào vụ rươi, bà con thường đưa lưới cũ ra kiểm tra, vá lại những chỗ bị hỏng. Nhiều nhà phải đi xin hoặc mua tre về làm cọc để giăng lưới. Ảnh: Huy Thư
Khi lưới cũ bị hỏng, các hộ dân phải mua thêm lưới mới để bù vào. Mỗi cuộn lưới trước khi chở ra đồng thường được gắn thêm những cọc tre cao hơn chiều rộng của lưới chừng 0,3 - 0,4m, một đầu vót nhọn, để găm xuống ruộng, nhằm giữ lưới. Ảnh: Huy Thư
Khi lưới cũ bị hỏng, các hộ dân phải mua thêm lưới mới để bù vào. Mỗi cuộn lưới trước khi chở ra đồng thường được gắn thêm những cọc tre cao hơn chiều rộng của lưới chừng 0,3 - 0,4m, một đầu vót nhọn, để găm xuống ruộng, nhằm giữ lưới. Ảnh: Huy Thư
Phần lớn ruộng rươi ven sông Lam đều thấp, lúc nước thủy triều dâng thường ngập hết bờ, do đó bà con phải mua lưới cao tầm 1,2m trở lên để giăng quanh bờ. Mỗi thửa ruộng rươi đều trừ lại 1 cửa trộ, hay cửa cống để đặt trủ hứng rươi. Nhiều khi người dân phải đào cống thoát nước qua đường. Ảnh: Huy Thư
Phần lớn ruộng rươi ven sông Lam đều thấp, lúc nước thủy triều dâng thường ngập hết bờ, do đó bà con phải mua lưới cao tầm 1,2m trở lên để giăng quanh bờ. Mỗi thửa ruộng rươi đều trừ lại 1 cửa trộ, hay cửa cống để đặt trủ hứng rươi. Nhiều khi người dân phải đào cống thoát nước qua đường. Ảnh: Huy Thư
Anh Võ Văn Quế ở xóm Phú Xuân, xã Châu Nhân cho biết: Trước khi lũ về, nhà anh đã cày bừa kỹ ruộng rươi. Thửa ruộng nào lắm "mà rươi", tức là những cái lỗ nhỏ như đầu đũa ở trên mặt ruộng, thì ruộng đó nhiều rươi. Ruộng càng nhiều "mà" thì càng trúng rươi. Năm nay, sau lũ lụt, nhiều chân ruộng thâm thùng dày đặc những "mà rươi". Ảnh: Huy Thư

Anh Võ Văn Quế ở xóm Phú Xuân, xã Châu Nhân cho biết: Trước khi lũ về, nhà anh đã cày bừa kỹ ruộng rươi. Thửa ruộng nào lắm "mà rươi", tức là những cái lỗ nhỏ như đầu đũa ở trên mặt ruộng, thì ruộng đó nhiều rươi. Ruộng càng nhiều "mà" thì càng trúng rươi. Năm nay, sau lũ lụt, nhiều chân ruộng thâm thùng dày đặc những "mà rươi". Ảnh: Huy Thư

Ở những chân ruộng đã khô cạn, việc đóng cọc, giăng lưới khá "sạch sẽ", nhưng khó khăn trong việc lấp chân lưới. Quanh bờ ruộng, cứ 1,5 - 2m, người dân lại đóng 1 cọc giữ lưới. Anh Cao Văn Nam ở xóm Phú Xuân, xã Châu Nhân cho biết: Nhà anh làm 3 sào ruộng rươi, phải dùng khoảng 40 kg lưới để giăng. Do lưới năm ngoái bị hư nhiều nên năm nay anh mua hẳn 1 cuộn lưới vài chục kg, cần đến đâu thì dùng đến đó. Ở xã Châu Nhân, những nhà làm ruộng rươi nhiều, mỗi mùa rươi, phải đưa ra đồng cả tạ lưới đi giăng. Ảnh: Huy Thư
Ở những chân ruộng đã khô cạn, việc đóng cọc, giăng lưới khá "sạch sẽ", nhưng khó khăn trong việc lấp chân lưới. Quanh bờ ruộng, cứ 1,5 - 2m, người dân lại đóng 1 cọc giữ lưới. Anh Cao Văn Nam ở xóm Phú Xuân, xã Châu Nhân cho biết: Nhà anh làm 3 sào ruộng rươi, phải dùng khoảng 40 kg lưới để giăng. Do lưới năm ngoái bị hư nhiều nên năm nay anh mua hẳn 1 cuộn lưới vài chục kg, cần đến đâu thì dùng đến đó. Ở xã Châu Nhân, những nhà làm ruộng rươi nhiều, mỗi mùa rươi, phải đưa ra đồng cả tạ lưới đi giăng. Ảnh: Huy Thư
Sau khi giăng lưới trên ruộng cạn, bà con thường khiêng đất lấp kín chân lưới, đảm bảo lưới không bị nổi, hở khi nước sông dâng, rươi không thể ra ngoài. Ảnh: Huy Thư
Sau khi giăng lưới trên ruộng cạn, bà con thường khiêng đất lấp kín chân lưới, đảm bảo lưới không bị nổi, hở khi nước sông dâng, rươi không thể ra ngoài. Ảnh: Huy Thư
Với những thửa ruộng bùn, sau khi đóng cọc, giăng lưới, bà con chỉ việc bốc bùn bịt chân lưới. Lưới khoanh rươi thường được người dân giăng trên ruộng tầm 2 - 3 tháng. Đầu vụ rươi, đưa lưới đi giăng, cuối vụ rươi thì thu lưới về cất. Ảnh: Huy Thư
Với những thửa ruộng bùn, sau khi đóng cọc, giăng lưới, bà con chỉ việc bốc bùn bịt chân lưới. Lưới khoanh rươi thường được người dân giăng trên ruộng tầm 2 - 3 tháng. Đầu vụ rươi, đưa lưới đi giăng, cuối vụ rươi thì thu lưới về cất. Ảnh: Huy Thư
Không chỉ đóng cọc đứng, một số hộ dân còn dựng cọc nghiêng đề phòng gió thổi tạt đổ lưới khi nước triều dâng cao, hay có mưa to gió mạnh. Ảnh: Huy Thư
Không chỉ đóng cọc đứng, một số hộ dân còn dựng cọc nghiêng đề phòng gió thổi tạt đổ lưới khi nước triều dâng cao, hay có mưa to gió mạnh. Ảnh: Huy Thư
Để chuẩn bị cho một mùa rươi bội thu, tranh thủ những ngày nắng ráo, người dân những xóm có rươi ở xã Châu Nhân đều tập trung ra ruộng để đắp bờ, kéo tướt, buộc dây chắc chắn... Ảnh: Huy Thư
Để chuẩn bị cho một mùa rươi bội thu, tranh thủ những ngày nắng ráo, người dân những xóm có rươi ở xã Châu Nhân đều tập trung ra ruộng để đắp bờ, kéo tướt, buộc dây chắc chắn... Ảnh: Huy Thư
Trung bình mỗi sào ruộng cần hơn 10 kg lưới. Giá lưới hiện tại từ 7.000 - 12.000 đồng/kg (tùy từng loại lưới). Với gần 50 ha ruộng rươi, hàng năm bà con xã Châu Nhân cũng phải đầu tư một khoản kinh phí lớn để mua sắm lưới giăng ruộng rươi. Hy vọng với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, năm nay bà con các xã hạ lưu sông Lam huyện Hưng Nguyên sẽ trúng mùa rươi. Ảnh: Huy Thư
Trung bình mỗi sào ruộng cần hơn 10 kg lưới. Giá lưới hiện tại từ 7.000 - 12.000 đồng/kg (tùy từng loại lưới). Với gần 50 ha ruộng rươi, hàng năm bà con xã Châu Nhân cũng phải đầu tư một khoản kinh phí lớn để mua sắm lưới giăng ruộng rươi. Hy vọng với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, năm nay bà con các xã hạ lưu sông Lam huyện Hưng Nguyên sẽ trúng mùa rươi. Ảnh: Huy Thư

Người dân xã Châu Nhân chuẩn bị ruộng rươi. Clip: Huy Thư

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.