Phố núi Quế Phong (Nghệ An) vắng bóng đào Tết

Xuân Hoàng - Quang An

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Đã qua Rằm tháng Chạp nhưng "thủ phủ" đào Tết ở huyện Quế Phong (Nghệ An) vẫn vắng bóng đào Tết. Không khí Tết ở rẻo cao này vì thế chưa nhộn nhịp như dịp này năm trước.
Huyện Quế Phong từ lâu nổi tiếng với giống đào địa phương được người dân trồng phục vụ thị trường Tết. Trong đó, nhiều nhất là xã biên giới Tri Lễ, có khoảng 20 ha đào được người dân trồng trong vườn nhà và nương rẫy.
Vì thế, hàng năm, tầm mồng 10 tháng Chạp, thương lái từ thành phố thường kéo nhau lên "thủ phủ" đào Tri Lễ thu mua đào về bán Tết. Thế nhưng, năm nay đã qua Rằm tháng Chạp, mà vẫn chưa có bóng dáng cành đào nào được bà con mang ra bán. 
Đến ngày Rằm tháng Chạp, khu vực bán đào Tết của xã Tri Lễ vắng vẻ. Ảnh: Quang An
Đến ngày Rằm tháng Chạp, khu vực bán đào Tết của xã Tri Lễ vắng vẻ. Ảnh: Quang An

Bà con cho biết, do năm nay không được sang Lào lấy đào rừng, nên không có đào bán. Những hộ có đào trồng thì chưa vội bán, hoặc nhiều cây đã nở hết hoa, vì năm 2020 là năm nhuận.

Ông Vi Văn Cường - Chủ tịch UBND xã Tri Lễ, cho biết: Nguyên nhân bà con chưa có đào Tết bán là do năm nay thực hiện chỉ đạo của Chính phủ không được khai thác đào rừng, cùng đó người dân không được qua lại biên giới, vì phòng dịch Covid-19, nên không có nguồn đào từ nước bạn Lào sang.

Trong khi đó, những hộ trên địa bàn xã có đào trồng, phần thì đào đã nở, phần chưa vội bán, hoặc có bán cũng bán với số lượng ít cho khách trong vùng. Vì thế, đã qua Rằm tháng Chạp, nhưng chưa có cảnh mua, bán đào Tết trên địa bàn xã.

"Đến chiều 16 tháng Chạp mới xuất hiện vài người dân mang đào vườn ra bán, nhưng số lượng chưa đáng kể. Có khả năng từ ngày 18 trở đi, mới nhộn nhịp cảnh mua, bán đào nơi xã biên giới này" - ông Vi Văn Cường cho hay. 
UBND thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong bố trí khu vực trước sân vận động để người dân bán đào Tết, nhưng đến ngày Rằm tháng Chạp vẫn vắng vẻ. Ảnh: Xuân Hoàng
UBND thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong bố trí khu vực trước sân vận động để người dân bán đào Tết, nhưng đến ngày Rằm tháng Chạp vẫn vắng vẻ. Ảnh: Xuân Hoàng

Ông Hoàng Trung Cường - Chủ tịch UBND thị trấn Kim Sơn cho hay: Năm nay, thị trấn bố trí khu vực đất trống trước sân vận động của huyện để người dân bán đào Tết.

Tuy nhiên, điều lạ là, qua Rằm tháng Chạp mà vẫn chưa có người dân nào mang đào đến bán Tết. Không những vậy, cả khu vực thị trấn Kim Sơn đều vắng bóng đào Tết.

Trên các trục đường chính của thị trấn Kim Sơn đều vắng bóng đào Tết. Ảnh: Xuân Hoàng
Trên các trục đường chính của thị trấn Kim Sơn đều vắng bóng đào Tết. Ảnh: Xuân Hoàng

Ông Lê Hải Lý - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Quế Phong cho biết, thực hiện Công văn của Sở Nông nghiệp và PTNT, về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và thực hiện quản lý, truy xuất nguồn gốc cây đào phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Hạt Kiểm lâm Quế Phong thường xuyên bám sát địa bàn, phối hợp với chính quyền xã, đặc biệt là xã Tri Lễ để kiểm soát nguồn gốc đào phục vụ Tết.

Ông Lê Hải Lý cho rằng, những hộ có đào trồng, nếu xuất bán cho thương lái vận chuyển về xuôi, hoặc tỉnh khác tiêu thụ, thì cần có giấy xác nhận của chính quyền xã để thuận lợi trong quá trình vận chuyển và bán hàng.
Các năm trước, đến ngày mồng 10 tháng Chạp, đào Tết đã bày bán đầy hai bên đường gần trung tâm xã Tri Lễ. Ảnh tư liệu: Quang An
Các năm trước, đến ngày mồng 10 tháng Chạp, đào Tết đã bày bán đầy hai bên đường gần trung tâm xã Tri Lễ. Ảnh tư liệu: Quang An

Tuy nhiên, theo ông Vi Văn Cường - Chủ tịch UBND xã Tri Lễ cho biết, đến thời điểm ngày 16 tháng Chạp, chưa có hộ nào trên địa bàn xã đến UBND xã xin giấy xác nhận bán đào./.

tin mới

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.