Huyện Tương Dương tiếp nhận và chi trả hơn 209 tỷ đồng tiền dịch vụ bảo vệ rừng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Ngày 8/3, huyện Tương Dương tổ chức Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Tương Dương là huyện đầu tiên và duy nhất trong tỉnh Nghệ An cụ thể hóa các nội dung Chỉ thị bằng việc xây dựng Đề án để triển khai thực hiện Chỉ thị số 13 trên địa bàn huyện. 5 năm qua, các nội dung của Đề án đã được triển khai thực hiện đồng bộ từ huyện đến cở sở, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Các tập thể, cá nhân được tặng Giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh: Đình Tuân

Các tập thể, cá nhân được tặng Giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Ảnh: Đình Tuân

Các đơn vị Hạt Kiểm lâm, Công an, Ban CHQS, các Đồn Biên phòng, UBND xã, chủ rừng đã có sự phối hợp rất tốt trong công tác tuần tra, kiểm tra, truy quét khai thác lâm, khoáng sản, săn bắn động vật hoang dã trái phép, thiết kế trồng rừng, giao đất, giao rừng, tuyên truyền pháp luật...

Hạt Kiểm lâm phối hợp với Phòng TN&MT thực hiện giao rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại 12/17 xã.

Công tác phát triển rừng tiếp tục được UBND huyện quan tâm đầu tư hỗ trợ về kinh phí thiết kế, cây giống để trồng rừng tập trung mỗi năm từ 800-1.200 ha. Bên cạnh đó, Huyện ủy, UBND huyện luôn quan tâm, kêu gọi các nhà đầu tư từ bên ngoài, kể cả các dự án có nguồn đầu tư từ nước ngoài. Giai đoạn 2017-2022, trên địa bàn đã tổ chức trồng được 7.602 ha rừng trồng tập trung và 52.987 cây phân tán; sản lượng khai thác rừng trồng đạt 37.552,857 m3 gỗ các loại như keo, xoan, lát, mít... và hơn 1.611.473 cây mét, ước tính doanh thu trên 100 tỷ đồng.

Dịp này, huyện Tương Dương cũng lồng ghép tổng kết công tác lâm nghiệp và công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2022. Theo đó, đã có nhiều cá nhân, tập thể được UBND huyện tặng Giấy khen. Ảnh: Đình Tuân

Dịp này, huyện Tương Dương cũng lồng ghép tổng kết công tác lâm nghiệp và công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2022. Theo đó, đã có nhiều cá nhân, tập thể được UBND huyện tặng Giấy khen. Ảnh: Đình Tuân

Trên địa bàn huyện có 6 đơn vị chịu trách nhiệm chi trả tiền công bảo vệ rừng; hàng năm các đơn vị đã phối hợp với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh để rà soát, xác định diện tích chi trả cho các đối tượng thụ hưởng.

Từ năm 2017 đến nay, trên địa bàn đã thực hiện chi trả cho 1.107.022,56 ha với số tiền 209,450 tỷ đồng. Trong đó, Hạt Kiểm lâm chi trả 62,929 tỷ đồng, Ban Quản lý rừng phòng hộ chi trả 93,125 tỷ, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tương Dương chi trả 13,252 tỷ đồng, Tổng đội Thanh niên xung phong 9 chi trả 5,166 tỷ đồng; Vườn Quốc gia Pù Mát chi trả 11,771 tỷ đồng; Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống chi trả 10,370 tỷ đồng.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận xây dựng phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, đề xuất các giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư.

Công tác tuần tra, bảo vệ rừng được chú trọng. Ảnh: Đình Tuân

Công tác tuần tra, bảo vệ rừng được chú trọng. Ảnh: Đình Tuân

Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở tiếp tục thực hiện tốt các nội dung của Chỉ thị số 13 và Đề án số 3500. Tập trung rà soát, bố trí, sắp xếp lại lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; nâng cao hiệu quả đấu tranh, ngăn ngừa tội phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp; hợp tác quốc tế, đẩy mạnh hợp tác song phương với nước CHDCND Lào, nhằm tăng cường trao đổi thông tin, bảo đảm công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản vùng biên giới; tuần tra, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, vận chuyển lâm sản trái phép; có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi hồi hương từ vùng tái định cư, xâm lấn rừng, phá rừng tự nhiên trái phép để sản xuất nương rẫy và chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép...

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Lữ Văn May - Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Tương Dương yêu cầu các phòng, ban, ngành và các địa phương cần quán triệt và triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Huyện uỷ về thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng theo tinh thần Chỉ thị số 13 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chủ động bố trí nguồn lực trong điều kiện của tỉnh để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng...

tin mới

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.