Sản phẩm OCOP ở Nghệ An đang ‘loay hoay’ tìm kiếm đầu ra

Đáng nói, mặc dù chi phí để sản xuất ra trứng gà chất lượng OCOP tốn kém hơn nhiều so với trứng gà chăn nuôi đại trà khác, song giá cả của trứng gà OCOP vẫn bị “cào bằng” với giá thị trường và vẫn khó tiêu thụ. “Mong muốn của tôi là sản phẩm trứng gà Nghĩa Hoàn được kết nối, tiêu thụ ở các cửa hàng, siêu thị trong và ngoại tỉnh; được các trường học, nhà hàng, khách sạn chọn lựa làm thực phẩm. Điều này, rất cần sự đồng hành, chung sức của các cấp, các ngành”, anh Nguyễn Cao Cường chia sẻ.

Ông Lê Đình Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết: “Thanh Chương có nhiều loại cây, con đặc sản, trong đó có nhiều sản phẩm được công nhận, gắn sao OCOP như: Chè xanh, hương trầm, cam, gà đồi, trám đen... Tuy nhiên, việc kết nối với các doanh nghiệp để đưa sản phẩm vào các siêu thị, vào các hệ thống bán lẻ dường như chưa có”.

Nguyên nhân do các chủ thể tham gia OCOP đều là các hộ sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô sản xuất nhỏ nên rất khó kết nối với các siêu thị và chuỗi bán lẻ. Các sản phẩm OCOP tuy có chất lượng tốt, có tiềm năng phát triển, song hầu như việc xây dựng và nâng tầm thương hiệu, bao bì, nhãn mác chưa bắt mắt và tạo ra sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng... chưa được quan tâm đúng mức.
Ông Lê Văn Lương - Chi cục trưởng Chi cục PTNT nhấn mạnh: “Để chuẩn hóa các sản phẩm lợi thế theo tiêu chí OCOP, thì việc đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ về khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh của các cơ sở sản xuất là hết sức quan trọng. Chất lượng sản phẩm được quan tâm, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP sẽ có những đơn hàng, hợp tác tiêu thụ bền vững. Từ đó, thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân theo đúng mục tiêu phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị của chương trình xây dựng nông thôn mới”.
Về phía cơ quan chuyên môn, Chi cục Phát triển nông thôn đã trình Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt dự toán để hỗ trợ các sản phẩm đạt sao in tem truy xuất nguồn gốc kết hợp logo OCOP của tỉnh, thiết kế nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu; Xây dựng chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021 - 2025; hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP theo hướng tiếp cận sát với yêu cầu của người tiêu dùng, yêu cầu của các siêu thị đối với từng sản phẩm; hình thành hệ thống cung ứng các sản phẩm OCOP trên địa bàn cả tỉnh và liên kết với các tỉnh khác để đặt các điểm bán hàng OCOP.

Chi tiết 48 sản phẩm OCOP của Nghệ An đạt 3 sao trở lên
Từ khóa:
Tin liên quan

Nghệ An công bố danh mục sản phẩm tiêu biểu chương trình OCOP

Huyện Anh Sơn có 3 sản phẩm OCOP được xếp hạng 3 sao

Nghệ An: Xây dựng 3 làng du lịch cộng đồng thành sản phẩm OCOP

Nghệ An: 48 sản phẩm nông nghiệp được gắn sao OCOP

Người dân, các địa phương kỳ vọng vào Chương trình OCOP Nghệ An
Các tin khác
-
Đóng nước kênh chính ba ra Đô Lương để nâng cấp hệ thống thủy lợi
-
3 lưu ý khi khai thuế thu nhập cá nhân theo luật mới
-
Kinh tế khó khăn, nhiều người vẫn chi tiền triệu để đốt vàng mã
-
Sau Tết, thị trường bất động sản Nghệ An bắt đầu 'ấm' lên
-
Công điện khẩn về triển khai các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnh cúm gia cầm
-
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất dự án 168 triệu USD cho tỉnh Nghệ An
-
Đại lộ lớn nhất Nghệ An đã thông toàn tuyến
-
Giá xăng tăng mạnh sau Tết
-
Đặc sản hàu Nghệ An rẻ chưa từng có
-
Thùng rác trên phố đi bộ ở thành phố Vinh bị phá hoại
-
Vì sao dịch vụ logistics Nghệ An chưa phát triển?
-
Giá xăng ngày mai có thể tăng 1.300 đồng/lít