Từ đầu tháng 7 âm lịch, các chùa trong tỉnh đã tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu với sự tham dự của hàng nghìn người. Trong ảnh: Lễ Vu Lan tại chùa Cổ Am (Diễn Châu) với sự tham gia của 6.000 người. Ảnh: Lê Khương Lễ Vu Lan được các chùa tổ chức tại chính điện hoặc trước sân chùa với sự chuẩn bị công phu, chu đáo, trang trọng của ban tổ chức. Trong ảnh: Lễ Vu Lan tại chùa Ngưu Tử (Thanh Chương) diễn ra vào đêm 14/8. Ảnh: Huy Thư Lễ Vu Lan ở các chùa đã đón nhận sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương, các tổ chức đơn vị, doanh nghiệp... đóng trên địa bàn với những lẵng hoa tươi thắm. Ảnh: Huy Thư Trong không khí trang nghiêm, thành kính, lễ Vu Lan đã diễn ra với những nghi thức mang dấu ấn văn hóa Phật giáo như: dâng hoa cúng dường, niệm Phật, tụng kinh Vu Lan báo hiếu… Trong ảnh: Nghi thức dâng hoa cúng dường tại chùa Cổ Am. Ảnh: Lê Khương Tham dự đại lễ Vu Lan, mọi người được nghe các chư tăng, ni chia sẻ pháp thoại về nguồn gốc Vu Lan cùng nhiều nội dung liên quan đến chủ đề hiếu hạnh trong đạo Phật, tình cảm đạo đức gia đình, công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ một cách xúc động. Ảnh: Huy Thư Trong đại lễ Vu Lan, nghi thức cài hoa hồng lên ngực áo được tổ chức trang trọng, thể hiện tấm lòng hiếu kính của con cháu đối với các bậc sinh thành, của phật tử đối với các chư tăng. Mỗi màu hoa tượng trưng cho một ý nghĩa riêng: Hoa hồng đỏ dành cho những người còn cha còn mẹ, nhắn gửi hãy sống yêu thương khi cha mẹ còn sống trên đời. Hoa hồng trắng dành cho những người cha mẹ đã qua đời, nhắc nhủ họ luôn biết tưởng nhớ công ơn dưỡng dục của cha mẹ... Ảnh: Huy Thư Nhân lễ Vu Lan báo hiếu, một số chùa đã dành nhiều phần quà có ý nghĩa để trao tặng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình chính sách, thương binh liệt sĩ, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Trong ảnh: Tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng tại chùa Cổ Am (Diễn Châu). Ảnh: Lê Khương Lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu với nhiều thông điệp nhân văn, nhắc nhở các thế hệ con cháu nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những thế hệ người đi trước. Anh Cao Hùng Điệp, phật tử ở xã Diễn Liên (Diễn Châu) chia sẻ: Mùa Vu Lan về tôi lại nhớ cha mẹ của mình rất nhiều. Cha mẹ tôi đã mất lâu rồi. Thương cha nhớ mẹ, tôi chỉ biết báo hiếu bằng cách làm những việc tốt, rèn luyện tu tập tốt để hồi hướng công đức cho cha mẹ. Ảnh: Huy Thư Nghi thức rửa tay cho các bậc sinh thành trong lễ Vu Lan cùng lời dẫn dắt sâu xa của các chư tăng đã khiến nhiều người rơi nước mắt. Chị Trần Thu Trang ở khối 2A, thị trấn Thanh Chương tham dự lễ Vu Lan tại chùa Ngưu Tử chia sẻ: Chương trình rất ý nghĩa để lại nhiều ấn tượng sâu sắc, giúp mọi người hiểu hơn tinh thần đạo hiếu, công lao của cha mẹ. Đã 34 tuổi đời, nhưng đây là lần đầu tiên tôi cầm khăn lau tay cho cha với bao xúc động. Tôi thấy có lỗi với cha mẹ mình. Ảnh: Huy Thư Phần cuối các buổi lễ, một số chùa tổ chức nghi thức thắp nến tri ân tạo nên đêm hoa đăng lung linh huyền ảo. Lễ Vu Lan bày tỏ tấm lòng hiếu kính đối với công ơn của những đấng sinh thành, trên tinh thần tri ân và báo ân, là nét đẹp trong văn hoá Phật giáo và truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong ảnh: Hoa đăng đêm Vu Lan tại chùa Phúc Mỹ (Đô Lương) Ảnh: Hoàng Nam
Lễ Vu Lan tại chùa Ngưu Tử (Thanh Chương). Video: Huy Thư
POWERED BY
ONE CMS - A PRODUCT OF
NEKO