Pháp điều tra vụ rò rỉ tài liệu liên quan đến Tổng thống Hollande

Văn phòng công tố bắt đầu điều tra để xem liệu những giấy tờ trên bàn Tổng thống Pháp Francois Hollande ngay trước mặt các phóng viên có gây tổn hại đến an ninh quốc gia hay không.  

Tổng thống Pháp Francois Hollande. Ảnh:

Tổng thống Pháp Francois Hollande. Ảnh: balkaneu

Cuộc điều tra liên quan đến bài báo đăng trên Le Monde hôm 24/8, trong đó hai phóng viên nhớ lại cuộc gặp cách đây ba năm với ông Hollande. Khi đó, ông đang chờ Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định về việc không kích chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria, sau cuộc tấn công hóa học ở Ghouta hôm 21/8/2013 làm hơn 300 người chết.

Bài báo về giai đoạn từ tháng 4/2012 đến tháng 7/2016, khi họ gặp ông Hollande khoảng 60 lần, xuất hiện trong cuốn sách của các phóng viên. Họ kể về việc có mặt trong văn phòng tổng thống với những giấy tờ có in chữ "tuyệt mật" trên bàn ông, theo Reuters.

"Hollande tham khảo một tài liệu cụ thể. Chúng tôi có được bản sao. Được tham mưu trưởng của ông viết một ngày trước đó, 29/8. Nó mô tả chi tiết thời gian diễn ra cuộc không kích của Pháp. Đó là cẩm nang về sự can thiệp của Pháp", bài báo viết. Họ cũng đăng những đoạn trích từ tài liệu, mô tả chiến dịch, trong đó, chiến đấu cơ Rafale sẽ bay từ căn cứ của Pháp ở Abu Dhabi, phóng 5 tên lửa Scalp vào các căn cứ của Syria nếu ông Hollande thông qua. 

Chiến dịch đã không diễn ra bởi cuối cùng, ông Obama quyết định không tấn công. Văn phòng công tố Paris hôm qua cho biết Bộ Quốc phòng đã được yêu cầu xác nhận liệu các văn bản có phải tài liệu mật hay không và xem xét mức độ tổn hại đến an ninh quốc gia.  

Cuộc điều tra có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ông Hollande, vài ngày trước khi ông dự kiến thông báo về quyết định có tranh cử tổng thống nhiệm kỳ hai hay không. Văn phòng Tổng thống Pháp từ chối bình luận.

Theo VNE

tin mới

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.