Triều Tiên và chính sách châu Á của Mỹ là tâm điểm trong đối thoại Shangri-la

(Baonghean.vn)- Ngày 2/6, Singapore đã sẵn sàng để đón tiếp các quan chức quốc phòng hàng đầu từ Mỹ, Hàn Quốc và hàng chục các quốc gia khác tới tham dự diễn đàn an ninh cấp cao nhất tại châu Á và cũng là một trong những diễn đàn an ninh quan trọng nhất trong khu vực và trên thế giới có tên gọi Đối thoại Shangri-la.

3 ngày họp chính thức của Hội nghị An ninh châu Á, còn được biết đến với tên gọi Đối thoại Shangri-la, dự kiến khai mạc vào tối nay với bài phát biểu đặc biệt của Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull. 

Các nhân viên an ninh, trang bị súng trường, được triển khai xung quanh nơi diễn ra hội nghị, khách sạn Shangri-la ở thủ đô Singapore. Hội nghị năm nay diễn ra trong bối cảnh các hành động khiêu khích liên tục của Triều Tiên thể hiện qua một loạt các vụ thử tên lửa đạn đạo. 

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo (ở giữa) rời sân bay quốc tế Incheon để tới Singapore ngày 2/6. Ảnh: Yonhap  Ảnh 2: Trung Quốc gia tăng hành động q
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo (giữa) rời sân bay quốc tế Incheon để tới Singapore ngày 2/6. Ảnh: Yonhap 

Đại sứ Hàn Quốc tại Singapore Lee Sang-deok cho biết: “Vấn đề Triều Tiên là nội dung nghị sự hàng đầu truyền thống của hội nghị thường niên này”, mặc dù quốc gia cô lập này đã vắng mặt tại diễn đàn, vốn được triển khai từ năm 2002.

Ngoài ra, mọi sự chú ý sẽ đổ dồn vào chính sách về châu Á của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trung Quốc đã tăng cường các nỗ lực cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á sau một thời kỳ Washington áp dụng chính sách “xoay trục châu Á” dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Obama. 

Ông Lee chỉ ra rằng: “Giống như Đông Bắc Á, Đông Nam Á là khu vực chứng kiến sự đối đầu ngoại giao sâu sắc giữa Mỹ và Trung Quốc”.

Trung Quốc gia tăng hành động quân sự hóa tại nhiều đảo tranh chấp trên biển Đông. Ảnh: CSIS
Trung Quốc gia tăng hành động quân sự hóa tại nhiều đảo tranh chấp trên biển Đông. Ảnh: CSIS

Tham dự hội nghị, đại diện của Mỹ là Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, còn Trung Quốc cử một tướng quân đội dẫn đầu phái đoàn. Dự kiến, Trung Quốc sẽ duy trì cách tiếp cận không quá nổi bật đối với vấn đề biển Đông tại hội nghị lần này.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo cũng tham dự hội nghị. Dự kiến, ông sẽ có cuộc gặp song phương với người đồng cấp Mỹ vào ngày 3/6 để bàn về các vấn đề của liên minh Hàn-Mỹ, bao gồm việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc. 

Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa đạn đạo bất chấp các nghị quyết trừng phạt của HĐBA LHQ. Ảnh: AP
Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa đạn đạo bất chấp các nghị quyết trừng phạt của HĐBA LHQ. Ảnh: AP

Đối thoại Shangri-la do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, một viện nghiên cứu của Anh khởi xướng, thu hút sự tham dự của các Bộ trưởng Quốc phòng, tư lệnh quân đội và các đại diện khác tới từ châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Đại diện của hơn 30 nước đã tham dự hội nghị năm ngoái./.

Lan Hạ

(Theo Yonhap)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.