Báo động vi phạm nghiêm trọng hành lang kênh thủy lợi Vách Bắc ở Nghệ An

Nguyễn Hải 08/06/2020 09:58

(Baonghean.vn) - Đơn vị quản lý đã phải lập tổ phản ứng nhanh trực giám sát 24/24/h trước thực trạng chỉ tính riêng từ đầu năm 2020 đến nay, đã có gần 50 vụ vi phạm, lấn chiếm hành lang kênh thủy lợi Vách Bắc, đoạn quy xã Đô Thành (Yên Thành).

Mặt cắt đảm bảo an toàn cho kênh tưới, theo đó không bịt kín mặt kênh để nạo vét, bảo dưỡng thường xuyên; khoảng 50-100 m kênh có 1 cầu nhỏ để dân đi lại. Ảnh: N.H
Thiết kế mặt cắt đảm bảo an toàn kỹ thuật của kênh tưới Vách Bắc không bịt kín mặt để nạo vét, bảo dưỡng thường xuyên; khoảng 50-100m kênh có 1 cầu nhỏ để dân đi lại. Ảnh: N.H

Từ đầu tháng 3/2020 đến nay, ngoài 3km mương tưới và tiêu thoát song song chảy qua địa bàn xã Đô Thành (Yên Thành) bị vi phạm lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, thì đoạn qua 2 xã Diễn Hồng và Diễn Vạn (Diễn Châu) đã có thêm 5 vụ lấn chiếm. Người dân sống 2 bên kênh tranh thủ mọi lúc đổ trụ bê tông trên đoạn kênh tưới và đồng thời đắp đất vào hành lang kênh tiêu để lấn chiếm, xây dựng các công trình kiên cố.

Thế nhưng người dân vẫn bất chấp, đổ trụ bê tông để bịt kín. Trong ảnh: một đoạn mương tưới qua xã Đô Thành đã bị đổ trụ lấn chiếm và do bị đình chỉ nên tạm dừng thi công. Ảnh: N.H
Một đoạn kênh tưới Vách Bắc qua xã Đô Thành (Yên Thành) đã bị người dân đổ trụ lấn chiếm hiện đang bị đình chỉ. Ảnh: N.H

Ông Nguyễn Xuân Long làm việc ở Công ty Thủy lợi Bắc cho biết: Từ đầu năm 2020 đến nay, có gần 50 vụ vi phạm trên tuyến kênh này; trong đó, ngoài vi phạm cũ tái phạm thì còn một số vi phạm mới. Tình hình bức bách đến mức Công ty phải thành lập một tổ phản ứng nhanh trực giám sát 24/24h trong ngày để phối hợp với địa phương nắm tình hình và xử lý, nhưng hiện vẫn chưa có hiệu quả. Công ty đã tham mưu, đề xuất với huyện tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm, nhưng mọi việc như “ném đá ao bèo”.

Người dân gần như chỉ chờ thiếu cán bộ giám sát là thi công lấn chiếm ngay vào hành lang kênh tưới. Ảnh: Nguyễn Hải
Người dân gần như chỉ chờ thiếu cán bộ giám sát là thi công lấn chiếm ngay vào hành lang kênh tưới. Ảnh: Nguyễn Hải
Điển hình là trường hợp như vi phạm của ông Lê Văn L. tại xóm Phú Xuân tại vị trí k4+ 000 kênh N18A, ban ngày, đoàn kiểm tra phát hiện gia đình lắp đặt 1 trụ dầm bê tông cốt thép trên kênh đã phối hợp với huyện và xã dùng cẩu tháo dỡ nhưng đến 01h30' sáng ngày 03/05/2020 gia đình tiếp tục đổ xây dựng khiến huyện điều lực lượng xuống tháo dỡ thì gia đình đưa phụ nữ, người già ra cản trở chống đối.

Sau khi bịt kín được mặt kênh, người dân tập hợp đủ loại vật liệu máy móc lên để kinh doanh buôn bán khiến hành vi trên không chỉ vi phạm Luật thủy lợi mà còn vi phạm hành lang an toàn giao thông. Ảnh: Nguyễn Hải
Sau khi bịt kín được mặt kênh, người dân tập hợp đủ loại vật liệu máy móc lên để kinh doanh buôn bán khiến hành vi trên không chỉ vi phạm Luật Thủy lợi mà còn vi phạm hành lang an toàn giao thông. Ảnh: Nguyễn Hải

Ngoài vụ việc trên, từ ngày 10/4 đến nay, thông qua giám sát hàng ngày, tổ phản ứng nhanh liên tục lập biên bản và đề xuất địa phương đình chỉ tháo dỡ, nhưng sau khi đình chỉ, tháo dỡ vào ban ngày, thì các hộ dân lại tiếp tục thi công trái phép vào ban đêm, khiến đoàn công tác và chính quyền địa phương gần như bất lực.

Ở phía bên kênh tiêu, ban đầu người dân chỉ san lấp và xây ốt quán tạm bợ, chờ phản ứng của chính quyền và nếu thuận lợi sẽ xây tiếp. Ảnh: N.H
Ở phía bên kênh tiêu, ban đầu người dân chỉ san lấp và xây ốt quán tạm bợ, chờ phản ứng của chính quyền và nếu thuận lợi sẽ xây tiếp. Ảnh: N.H

Hành vi vi phạm phổ biến là đổ trụ bê tông kiên cố để sau đó bịt kín mặt kênh tiêu để sử dụng, còn phía bên kênh tiêu, người dân còn san lấp đổ đất vào hành lang, sau đó xây kiốt, làm nhà kiên cố và vì nhiều lý do, chính quyền chưa thể đình chỉ và vào cuộc thực sự.

Theo cán bộ giám sát Công ty thủy lợi Bắc, các công trình lấn chiếm hành lang kênh tiêu xây dựng công nhiên như thế này nhưng rất khó đình chỉ ngay lập tức vì thường có giấy cho thuê đất hoặc thu tiền của xã thời kỳ trước đây. Trong ảnh là một công trình kiên cố đang xây trong hành lang kênh tiêu Vách Bắc, xã Đô Thành. Ảnh: Nguyễn Hải
Một công trình kiên cố đang xây trong phạm vi hành lang kênh tiêu Vách Bắc, xã Đô Thành (Yên Thành). Ảnh: Nguyễn Hải

Ông Trần Văn Hòa - Trưởng phòng Kỹ thuật công trình thủy lợi, Công ty Thủy lợi Bắc cho biết: Kênh vách Bắc đảm bảo nước tưới và tiêu thoát lũ cho cả vùng Yên Thành và Diễn Châu, để bảo dưỡng và nạo vét thường xuyên, kênh tưới được để hở và khoảng 100m kênh thì có cống bịt mặt để cho dân đi lại. Thế nhưng, người dân vẫn bất chấp và hiện kênh tưới đoạn qua Đô Thành đã bị kín mất gần 2/3 chiều dài của kênh.

Một công trình vi phạm khác được xây kiên cố, trong đó đổ cọc và làm từng hầm sát mặt kênh tiêu nên rất khó xử lý. Kết luận của đoàn liên ngành tỉnh ch biết có 188 hộ vi phạm hành lang bảo vệ công trình, trong đó 161 hộ đã làm nhà ở, 22 hộ chưa xây, 5 hộ đã xây bao, đổ đất tạo mặt bằng và 4 hộ có phiếu thu tiền, quyết định giao đất. Do xử lý thiếu kiên quyết nên các hộ chưa xây dựng nay tiếp tục xây, lấn chiếm. Ảnh: Nguyễn Hải
Kết luận của đoàn liên ngành tỉnh Nghệ An năm 2017, có 188 hộ vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi Vách Bắc, trong đó 161 hộ đã làm nhà ở, 22 hộ chưa xây, 5 hộ đã xây bao, đổ đất tạo mặt bằng và 4 hộ có phiếu thu tiền, quyết định giao đất. Trong ảnh: một công trình vi phạm mới được xây kiên cố. Ảnh: Nguyễn Hải

Vi phạm lấn chiếm vào hành lang công trình thủy lợi hiện xảy ra khá nhiều, trong đó xét về mức độ và tính chất thì vi phạm tại kênh Vách Bắc thuộc dạng nhức nhối và khó giải quyết nhất. Hiện tại, công trình do Công ty Thủy lợi Bắc quản lý, nên trước mắt Công ty phối hợp với UBND các huyện Yên Thành, Diễn Châu tập trung tuyên truyền, vận động người dân và quyết liệt xử lý dứt điểm, chấm dứt hiện tượng vi phạm, tái lấn chiếm .../.

Ông Nguyễn Trường Thành – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An

Mới nhất

x
Báo động vi phạm nghiêm trọng hành lang kênh thủy lợi Vách Bắc ở Nghệ An
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO