Bảo tàng Xô viết Nghệ - Tĩnh kỷ niệm 60 năm thành lập

Công Kiên - Đức Anh

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Đây là dịp để các thế hệ cùng nhau ôn lại truyền thống 60 năm xây dựng và trưởng thành của Bảo tàng Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Chiều 11/9,  Bảo tàng Xô viết Nghệ - Tĩnh tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1960 - 2020).

Dự Lễ kỷ niệm về phía Trung ương có các đồng chí: Trần Đình Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; PGS.TS Phạm Mai Hùng - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Nguyễn Văn Công - Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh;  Nguyễn Thị Thu Hoan - Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Về phía tỉnh Nghệ An có các đồng chí: Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương cùng các thế hệ cán bộ, nhân viên Bảo tàng Xô viết Nghệ -Tĩnh.

Dự Lễ kỷ niệm về phía tỉnh Hà Tĩnh có đồng chí Nguyễn Thị Nữ Y - Ủy viên BTV Tỉnh ủy - PCT Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh và lãnh đạo một số Bảo tàng các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Ảnh: Đức Anh
Quang cảnh Lễ kỷ niệm. Ảnh: Đức Anh

Tại buổi lễ, các thế hệ cán bộ, nhân viên Bảo tàng Xô viết Nghệ - Tĩnh đã ôn lại chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển. Vào ngày 15/1/1960, Bảo tàng Xô viết Nghệ-Tĩnh chính thức ra đời, trở thành 1 trong 4 bảo tàng được thành lập sớm nhất cả nước.

Những ngày đầu mới thành lập, để có tư liệu, hiện vật phục vụ trưng bày, cán bộ, nhân viên Bảo tàng Xô viết Nghệ-Tĩnh đã phối hợp với Phòng Bảo tàng thuộc Ty Văn hóa Nghệ Tĩnh, sinh viên ĐHSP Vinh để sưu tầm. Ngày 12/9/1963, Bảo tàng Xô viết Nghệ -Tĩnh được khánh thành và mở cửa đón khách. Gần 1 năm sau, ngày 3/2/1964, Bảo tàng vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lời đề tựa.

Những năm tháng chiến tranh, Bảo tàng Xô viết Nghệ - Tĩnh phải sơ tán về xã Kim Liên (Nam Đàn). Cán bộ, nhân viên Bảo tàng nhanh chóng dựng phòng trưng bày phục vụ khách, tổ chức các cuộc trưng bày lưu động tới tận cơ quan, xí nghiệp, các đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong để động viên tinh thần, tiếp thêm sức mạnh trong chiến đấu.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham quan trưng bày chuyên đề: “Một số hình ảnh về sưu tập báo chí, truyền đơn, tài liệu của Đảng trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh”. Ảnh tư liệu: Thành Duy
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham quan trưng bày chuyên đề: “Một số hình ảnh về sưu tập báo chí, truyền đơn, tài liệu của Đảng trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh”. Ảnh tư liệu: Thành Duy

Chiến tranh đã kết thúc, Bảo tàng chuyển về thành phố Vinh, cán bộ, nhân viên lại nhanh chóng bắt tay vào sửa chữa lại nhà trưng bày, triển khai xây dựng đề cương trưng bày mới. Năm 1987, Bộ Văn hóa - Thông tin ra Quyết định chuyển Bảo tàng Xô viết Nghệ -Tĩnh thành chi nhánh của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.

Ảnh: Đức Anh
Đồng chí Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những thành tích của các thế hệ cán bộ, nhân viên Bảo tàng Xô viết Nghệ-Tĩnh trong 60 năm qua. Ảnh: Đức Anh

Từ đó đến nay, với nỗ lực của các thế hệ cán bộ, nhân viên cùng sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, Bảo tàng Xô viết Nghệ -Tĩnh được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, đáp ứng yêu cầu lưu giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Bảo tàng có khuôn viên gần 15.000 m2; ngoài nhà trưng bày thường trực còn có các hạng mục công trình khác như kho bảo quản hiện vật, Nhà tưởng niệm các liệt sỹ, Đài tưởng niệm các chiến sỹ yêu nước và cách mạng bị giam cầm tại Nhà lao Vinh; phòng trưng bày chuyên đề “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của lãnh tụ VI.Lê Nin”, “Cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản và tình hữu nghị Việt Nam - Lào”.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng bức trướng và Bằng khen cho tập thể cán bộ, nhân viên Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Bức trướng và Bằng khen cho tập thể cán bộ, nhân viên Bảo tàng Xô viết Nghệ-Tĩnh. Ảnh: Đức Anh

Hiện Bảo tàng lưu giữ và trưng bày gần 16.000 tài liệu, hiện vật các loại, trong đó, có hơn 3.500 hiện vật gốc, 4.000 phim ảnh tư liệu, gần 6.000 bộ hồ sơ cá nhân của các chiến sỹ bị tù đày, hơn 2.500 trang tài liệu tiếng Pháp, hơn 100 hồi ký của các cán bộ lão thành cách mạng và một số lượng di sản văn hóa phi vật thể.

Với những thành tích đạt được, Bảo tàng Xô viết Nghệ-Tĩnh đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Bộ Văn hóa - Thông tin, UBND tỉnh Nghệ An tặng nhiều Bằng khen.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng bức trướng và Bằng khen cho tập thể cán bộ, nhân viên Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh. Ảnh: Đức Anh
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen cho các cá nhân đạt thành tích xuất sắc. Ảnh: Đức Anh

Chặng đường tiếp theo, Bảo tàng Xô viết Nghệ-Tĩnh sẽ nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới, nâng cấp hệ thống trưng bày, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào trưng bày, thể hiện nội dung sống động, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu hưởng thụ văn hóa của công chúng trong thời đại 4.0.

Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những thành tích của các thế hệ cán bộ, nhân viên Bảo tàng Xô viết Nghệ-Tĩnh trong 60 năm qua. Đồng thời, lưu ý cán bộ, nhân viên Bảng tàng đẩy mạnh hơn nữa công tác sưu tầm, trưng bày hiện vật, tư liệu để tái hiện một cách đầy đủ nhất về phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh.

Từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng hướng dẫn tham quan để tăng sức hấp dẫn đối với du khách; chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan truyền thông, trường học  để tiếp tục tuyên truyền, quảng bá rộng rãi hơn nữa về Xô viết Nghệ -Tĩnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội…

Ảnh: Đức Anh
Đồng chí Trần Thị Mỹ Hạnh - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tặng Giấy khen cho các cá nhân. Ảnh: Đức Anh

Dịp này, Bảo tàng Xô viết Nghệ-Tĩnh được UBND tỉnh tặng Bức trướng có dòng chữ “Bảo tàng Xô viết Nghệ-Tĩnh - 60 năm xây dựng và phát triển”; tập thể cán bộ, công nhân viên Bảo tàng và 3 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen; 4 cá nhân được Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tặng Giấy khen.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.