Đọ uy lực vũ khí hạt nhân Mỹ - Triều

Triều Tiên liên tục khoe kho hạt nhân của nước này, nhưng chưa rõ số lượng vũ khí là bao nhiêu và tương quan sức mạnh so với Mỹ?

Căng thẳng Mỹ - Triều Tiên tăng cao những ngày vừa qua. Ảnh: Express
Căng thẳng Mỹ - Triều Tiên tăng cao những ngày vừa qua. Ảnh: Express

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên một lần nữa lại dấy lên sau khi Mỹ tiến hành cuộc tập trận sơ tán dân thường ở Hàn Quốc. Báo Rodong Sinmun của nhà nước Triều Tiên đáp trả sự kiện này bằng đe dọa "thúc đẩy sức mạnh hạt nhân" quốc gia.

Tờ báo viết: "Mỹ - vốn đang sợ hãi trước năng lực tấn công hạt nhân mạnh mẽ của chúng tôi - đang theo đuổi một chính sách điên rồ là "can thiệp và gây áp lực tối đa". Chừng nào Mỹ không từ bỏ chính sách thù địch đối với Triều Tiên và các mối đe dọa hạt nhân thì chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy sức mạnh vũ trang hạt nhân".

Triều Tiên có bao nhiêu vũ khí hạt nhân?

Kho hạt nhân của Triều Tiên hiện vẫn là một bí ẩn. Một báo cáo mới đây của Viện Khoa học và An ninh quốc tế (ISIS) ở Washington ước tính, Bình Nhưỡng đang có trong tay 13-30 vũ khí hạt nhân. Báo cáo cũng ước tính Triều Tiên sở hữu 33kg plutonium đã tinh chế và 175-645kg uranium cấp độ vũ khí.

Thực tế, chỉ cần 0,91kg uranium là đủ để chế một quả bom 16 kiloton như quả bom Mỹ từng ném xuống Hiroshima.

"Triều Tiên có đủ plutonium cho khoảng 12 vũ khí hạt nhân, sử dụng lõi plutonium và uranium cấp độ vũ khí..." - tác giả David Albright viết trong báo cáo. Ông thậm chí đưa ra khuyến cáo ớn lạnh rằng chương trình hạt nhân của Triều Tiên dường như đủ sức phát triển các vũ khí nhiệt hạch có sức hủy diệt lớn hơn nhiều.

Cách đây 2 ngày, một bài xã luận trên Rodong Sinmun tuyên bố sự phát triển năng lực ngăn chặn hạt nhân của Triều Tiên sẽ "đạt tiến bộ nhanh hơn" để đáp trả Mỹ.

Báo cáo của ông Albright còn cho rằng, đến năm 2020, Triều Tiên có thể có 25-50 vũ khí hạt nhân.

Mỹ có bao nhiêu vũ khí hạt nhân?

Theo số liệu mới nhất từ Bộ Ngoại giao Mỹ, nước này có tổng cộng 4.018 vũ khí hạt nhân cả hoạt động lẫn không hoạt động.

Bên cạnh đó, Mỹ có khoảng 2.800 đầu nổ "về hưu" đang chờ giải giáp, và 1.411 đầu đạn được triển khai trên các tên lửa đạn đạo và tại các căn cứ không quân.

Mỹ là nước đầu tiên có vũ khí hạt nhân và luôn đi đầu trong phát triển loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này.

Khi Hiệp ước Không phổ biến Hạt nhân được ký kết năm 1968, kho của Mỹ có hàng nghìn vũ khí hạt nhân. Số lượng này giảm dần theo nỗ lực loại bỏ nguy cơ hạt nhân đối với thế giới, nhưng hiện 1.400 vũ khí Mỹ vẫn sẵn sàng triển khai bất cứ lúc nào.

"Tôi là người đầu tiên muốn thấy không ai có vũ khí hạt nhân, nhưng chúng ta sẽ không đi sau bất kỳ nước nào, kể cả là nước bạn hữu, chúng ta sẽ không đi sau về sức mạnh hạt nhân", Tổng thống Donald Trump tuyên bố hồi tháng 2.

"Thật tuyệt, giấc mơ là không nước nào có vũ khí hạt nhân, nhưng nếu các nước tiếp tục có vũ khí hạt nhân thì chúng ta sẽ đứng đầu", ông nói thêm.

Theo Vietnamnet.vn

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.