Đoàn công tác Báo Nghệ An dâng hương tưởng niệm tại Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác bày tỏ lòng biết ơn những công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc. Các đại biểu thay mặt tập thể Báo Nghệ An nguyện hứa tiếp tục nỗ lực trong công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên mặt trận tư tưởng.
Ngày 13/1, Đoàn công tác Báo Nghệ An do đồng chí Phạm Thị Hồng Toan - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Tổng Biên tập Báo Nghệ An làm trưởng đoàn đã tới dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Hàng Dương - Côn Đảo.
Bất cứ ai khi đến Côn Đảo đều dành thời gian tới nghĩa trang Hàng Dương để thắp hương, dâng hoa tưởng niệm những người đã anh dũng hy sinh vì độc lập dân tộc. Theo quan niệm của nhiều người, thời gian viếng nghĩa trang Hàng Dương linh thiêng nhất là vào ban đêm.
Nghĩa trang Hàng Dương (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là nơi yên nghỉ của hơn 20 nghìn chiến sĩ cách mạng; trong đó, có nhiều đồng chí xuất sắc như: Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, Anh hùng Cao Văn Ngọc, nữ Anh hùng Võ Thị Sáu…
Nghĩa trang Hàng Dương hiện đang được tôn tạo, nâng cấp khang trang hơn và tiếp đón du khách suốt ngày đêm. Trong ảnh: Đoàn công tác Báo Nghệ An dâng hương, dâng hoa tại Đài tưởng niệm Nghĩa trang Hàng Dương trong đêm 13/1.
Nghĩa trang Hàng Dương hiện đang được tôn tạo, nâng cấp khang trang hơn và tiếp đón du khách suốt ngày đêm. Trong ảnh: Đoàn công tác Báo Nghệ An dâng hương, dâng hoa tại Đài tưởng niệm Nghĩa trang Hàng Dương trong đêm 13/1.

Ẩn dưới đốm sáng của hương khói, từng bàn tay chắp trước ngực thành kính khấn cầu. Người hành hương, khách du lịch thì cầu cho gia đình luôn bình an, công việc làm ăn phát đạt, tuy nhiên, trong ý nghĩ sâu thẳm của mỗi người là sự biết ơn những người đã anh dũng ngã xuống để cho mình có cuộc sống hôm nay

Nghĩa trang được chia thành 4 khu vực A, B, C, D. Khu A gồm 688 ngôi mộ (có 7 mộ tập thể), trong đó 91 mộ có tên và 597 mộ chưa xác định được tên tuổi, quê quán. 

Dâng hương lên anh linh các anh hùng liệt sỹ, đoàn công tác đã bày tỏ lòng biết ơn công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ đã đổ máu xương vì độc lập tự do của dân tộc, vì sự toàn vẹn của đất nước. Đoàn đại biểu nguyện hứa sẽ tiếp tục nỗ lực trong công tác để cùng tập thể Báo Nghệ An luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, để xứng đáng là một ngọn cờ đầu trên mặt trận tư tưởng.

Dâng hương lên anh linh các anh hùng liệt sỹ, đoàn công tác đã bày tỏ lòng biết ơn công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ đã đổ máu xương vì độc lập tự do của dân tộc, vì sự toàn vẹn của đất nước. Đoàn đại biểu nguyện hứa sẽ tiếp tục nỗ lực trong công tác để cùng tập thể Báo Nghệ An luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, để xứng đáng là một ngọn cờ đầu trên mặt trận tư tưởng.

*Đoàn công tác Báo Nghệ An viếng mộ Nhà yêu nước Nguyễn An Ninh (1900 - 1943). Ông là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu tôn giáo và là nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20. Ông sinh ra tại quê mẹ ở xã Long Thượng, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An). Cha ông là Nguyễn An Khương, người ở Quán Tre, huyện Hóc Môn (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh) - một nhà văn có tinh thần yêu nước, tinh thông Hán học và chữ Quốc ngữ.
Đoàn công tác Báo Nghệ An viếng mộ Nhà yêu nước Nguyễn An Ninh (1900 - 1943). Ông là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu tôn giáo và là nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20. Ông sinh ra tại quê mẹ ở xã Long Thượng, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An). Cha ông là Nguyễn An Khương, người ở Quán Tre, huyện Hóc Môn (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh) - một nhà văn có tinh thần yêu nước, tinh thông Hán học và chữ Quốc ngữ.
*Khu mộ đồng chí Lê Hồng Phong nằm tại khu A Nghĩa trang Hàng Dương. Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 tại xã Thông Lạng (nay là xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, trong gia đình nông dân. Là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một chiến sĩ cộng sản tiêu biểu, ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1935 đến năm 1936. Ngày *22 tháng 6 năm 1939, ông bị mật thám Pháp bắt lần thứ nhất ở tại Sài Gòn và bị kết án 6 tháng tù và trục xuất về Nghệ An. Ngày 6 tháng 2 năm 1940, ông bị bắt lần thứ hai, bị kết án 5 năm tù và đày đi Khám lớn Sài Gòn và Côn Đảo. Ngày 6 tháng 9 năm 1942, ông qua đời trong lúc ở trong tù tại Côn Đảo đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 40 tuổi.
Khu mộ đồng chí Lê Hồng Phong nằm tại khu A Nghĩa trang Hàng Dương. Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 tại xã Thông Lạng (nay là xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, trong gia đình nông dân. Là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một chiến sĩ cộng sản tiêu biểu, ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1935 đến năm 1936. Ngày 22 tháng 6 năm 1939, ông bị mật thám Pháp bắt lần thứ nhất ở tại Sài Gòn và bị kết án 6 tháng tù và trục xuất về Nghệ An. Ngày 6 tháng 2 năm 1940, ông bị bắt lần thứ hai, bị kết án 5 năm tù và đày đi Khám lớn Sài Gòn và Côn Đảo. Ngày 6 tháng 9 năm 1942, ông qua đời trong lúc ở trong tù tại Côn Đảo đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 40 tuổi.
Nghĩa trang Hàng Dương ban đêm lung linh kỳ ảo bởi nhiều ánh nến và hệ thống điện chiếu sáng trên khắp các khu mộ.
Nghĩa trang Hàng Dương ban đêm lung linh kỳ ảo bởi nhiều ánh nến và hệ thống điện chiếu sáng trên khắp các khu mộ.
*Khu B của nghĩa trang Hàng Dương gồm 695 ngôi mộ (có 17 mộ tập thể) trong đó 276 mộ có tên và 419 mộ chưa xác định tên tuổi, quê quán. Đa số các phần mộ từ năm 1945 đến 1960. Nơi đây có mộ của nữ anh hùng Võ Thị Sáu và anh hùng Cao Văn Ngọc. Ảnh tư liệu.
Khu B của nghĩa trang Hàng Dương gồm 695 ngôi mộ (có 17 mộ tập thể) trong đó 276 mộ có tên và 419 mộ chưa xác định tên tuổi, quê quán. Đa số các phần mộ từ năm 1945 đến 1960. Ngoài phần mộ của nữ Anh hùng Võ Thị Sáu còn có phần mộ của Anh hùng Cao Văn Ngọc. Ảnh tư liệu.
Tới sân lễ hành, mọi người thành tâm chuẩn bị hương hoa trong im lặng. Bên cạnh, từng cơn sóng biển vỗ vào nhau, tiếng lá cây xì xào trong gió. Ẩn dưới đốm sáng của hương khói, từng bàn tay chắp trước ngực thành kính khấn cầu. Người hành hương, khách du lịch thì cầu cho gia đình luôn bình an, công việc làm ăn phát đạt, tuy nhiên, trong ý nghĩ sâu thẳm của mỗi người là sự biết ơn những người đã anh dũng ngã xuống để cho mình có cuộc sống hôm nay.
Các đại biểu Báo Nghệ An thành kính dâng những nén hương lên phần mộ các anh hùng liệt sỹ. Trong ý nghĩ sâu thẳm của mỗi người là sự biết ơn những người đã anh dũng ngã xuống để cho nhân dân có cuộc sống hòa bình.
Đoàn viếng tại Mộ nữ anh hùng Võ Thị Sáu.
Đoàn dâng hương tại phần mộ nữ Anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu. 

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.