Gần 3.000 học sinh huyện Kỳ Sơn chưa thể đến trường do hậu quả lũ quét

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Sau trận lũ quét kinh hoàng vào rạng sáng 2/10, nhiều trường học trên địa bàn huyện Kỳ Sơn vẫn đang bị gián đoạn việc dạy học; nhiều gia đình giáo viên bị thiệt hại nặng nề, cần sự chung tay hỗ trợ của toàn ngành.

Chiều 3/10, ông Phan Văn Thiết - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kỳ Sơn cho biết: Trận lũ vào rạng sáng 2/10 đã ảnh hưởng trực tiếp đến 2 điểm trường của Trường Mầm non và Trường Tiểu học xã Tà Cạ ở bản Hòa Sơn.

2 điểm trường của Trường Mầm non và Tiểu học xã Tà Cạ bị ngập trong bùn đất. Ảnh: Minh Quân

2 điểm trường của Trường Mầm non và Tiểu học xã Tà Cạ bị ngập trong bùn đất. Ảnh: Minh Quân

Trong ngày 2/10, 2 điểm trường này ngập sâu trong nước từ 1,5m - 2m. Đến ngày 3/10, nước lũ đã rút nhưng khuôn viên cũng như các phòng học ở 2 điểm trường này bị bao phủ một khối lượng đất đá, gỗ, rác rất lớn, cần ít nhất 1 tuần mới có thể dọn dẹp hết.

Hiện trạng 2 điểm Trường Mầm non và Tiểu học ở bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ nhìn từ trên cao. Ảnh: Thành Cường
Hiện trạng 2 điểm Trường Mầm non và Tiểu học ở bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ nhìn từ trên cao. Ảnh: Thành Cường

Còn trên địa bàn toàn huyện Kỳ Sơn, đến chiều 3/10, vẫn còn 11 trường học chưa thể tổ chức dạy học trở lại, với gần 3.000 học sinh bị ảnh hưởng, ở các xã Tà Cạ, Bảo Nam, Hữu Lập, Chiêu Lưu, Na Ngoi, Nậm Cắn, do các tuyến đường đến trường bị sạt lở nghiêm trọng.

Cùng với đó, thống kê thiệt hại của cán bộ, giáo viên trên địa bàn cho thấy: Có 11 nhà ở của gia đình giáo viên bị nước lũ cuốn trôi hoàn toàn; 10 nhà ở của gia đình giáo viên bị cuốn trôi toàn bộ tài sản; 17 hộ giáo viên bị thiệt hại một phần tài sản do nước lũ, đất, đá tràn vào nhà.

Bị thiệt hại nặng nhất là nhà ở của các giáo viên ở bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ, như cô Hoàng Thị Hằng (giáo viên Trường Mầm non Tà Cạ), cô Lô Thị Trang, cô La Thị Coóng (giáo viên Trường Mầm non Chiêu Lưu 2), cô Dềnh Y Dở (đều là giáo viên Trường Mầm non Huồi Tụ)...

Ông Phan Văn Thiết cũng cho biết, ngay sau lũ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã chỉ đạo các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện tập trung tuyên truyền, quán triệt việc đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh trong bối cảnh mưa lũ còn diễn biến phức tạp, khó lường; sửa chữa những phòng học, phòng ở, nhà ăn bị thiệt hại để nhanh chóng ổn định việc dạy học, ăn, ở của học sinh; phát động quyên góp ủng hộ để hỗ trợ cho các gia đình giáo viên bị thiệt hại.

Đối với các trường học phải nghỉ học nhiều ngày, cần có kế hoạch tổ chức dạy học bù để đảm bảo chất lượng, nền nếp.

Giáo viên Trường THPT Kỳ Sơn đưa học sinh bị cô lập ở 2 bản Hòa Sơn, Sơn Hà, xã Tà Cạ qua cầu tạm để về trường. Ảnh: Minh Quân
Giáo viên Trường THPT Kỳ Sơn đưa học sinh bị cô lập ở 2 bản Hòa Sơn, Sơn Hà, xã Tà Cạ qua cầu tạm để về trường. Ảnh: Minh Quân

Cũng trong ngày 3/10, sau khi có thông tin về việc 60 học sinh của Trường THPT Kỳ Sơn bị mắc kẹt ở 2 bản Hòa Sơn và Sơn Hà, xã Tà Cạ, nhà trường đã huy động cán bộ, giáo viên vào bản cùng các lực lượng chức năng và người dân dựng cầu tạm đón các học sinh về trường ổn định ăn ở, sớm đi học trở lại.

Thầy Lê Văn Tảo - Hiệu trưởng Trường THPT Kỳ Sơn cho biết, nhà trường đã tổ chức thống kê thiệt hại của các em học sinh, qua đó, có 137 em ở trọ bị trôi đồ đạc, nhà ở gia đình bị đất, đá vùi lấp do sạt lở.

Học sinh ở trọ bị cô lập ở 2 bản Hòa Sơn, Sơn Hà, xã Tà Cạ được đón về ở trong ký túc xá của Trường THPT Kỳ Sơn. Ảnh: Minh Quân
Học sinh ở trọ bị cô lập ở 2 bản Hòa Sơn, Sơn Hà, xã Tà Cạ được đón về ở trong ký túc xá của Trường THPT Kỳ Sơn. Ảnh: Minh Quân
Ngoài ổn định việc ăn, ở, các em còn được nhà trường hỗ trợ quần áo. Ảnh: Minh Quân

Ngoài ổn định việc ăn, ở, các em còn được nhà trường hỗ trợ quần áo. Ảnh: Minh Quân

"Nhà trường sẽ phát động quyên góp trong cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường, đồng thời, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân để giúp các em an tâm đi học trở lại", thầy Tảo cho biết.

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.