Hiệu quả tích tụ ruộng đất để trồng mía ở Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Tích tụ ruộng đất là chủ trương lớn của ngành Nông nghiệp và được triển khai rộng rãi trên địa bàn Nghệ An. Ở huyện Tân Kỳ, ngoài cây lúa, nhiều xã còn đưa cây mía xuống đồng, thực hiện tích tụ ruộng đất để sản xuất tập trung.

Ứng dụng cơ giới trong sản xuất

Xã Đồng Văn có ít diện tích đất bằng, bị chia cắt bởi nhiều khe suối và đất khá bạc màu. Việc ứng dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp, vì thế rất cần thiết trong điều kiện nhân lực lao động trẻ ngày một ít. Xã Đồng Văn đã triển khai đầu tư 50 ha mía tập trung ở Thung Mòn có hỗ trợ của chương trình nông thôn mới và Công ty CP Mía đường Sông Con. Diện tích mía này được cày bằng máy, ứng dụng giống mía mới và thâm canh phân bón đúng quy định, nhờ vậy hiện nay mía phát triển đều, khỏe, theo đánh giá, có khả năng đạt trên 80 tấn/ha.

Ông Phan Đức Quang - Chủ tịch UBND xã Đồng Văn cho biết: Ngoài 50 ha nói trên, ở Đồng Văn còn có mô hình tích tụ ruộng đất của ông Nguyễn Đình Chất ở Thung Mòn với 24 ha, diện tích được cày bằng máy 3 chảo, bón phân cân đối, sử dụng giống mới, năng suất mía ước đạt trên 100 tấn/ha. Năm đầu tiên thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất sản xuất mía, bà con yên tâm bởi nhà máy đường cam kết thu mua. Hiện Đồng Văn có 594 ha mía và đây vẫn là cây trồng chủ lực trên địa bàn. 

Trồng mía bằng máy ở Tân Kỳ. Ảnh: PHương Thảo
Trồng mía bằng máy ở Tân Kỳ. Ảnh: PHương Thảo
Ở các xã Nghĩa Đồng, Kỳ Sơn, Tân Xuân... mía được đưa xuống đồng sản xuất nhiều năm nay cho năng suất cao trên 80 tấn/ha, với năng suất đó nông dân có lãi cao hơn. Hiện nay các xã này vẫn dồn điền, đổi thửa để có những vùng mía lớn. Về cánh đồng Tân Xuân, mía tập trung trải dài giữa ruộng trước đây vốn trồng lúa năng suất thấp.

Ông Phan Văn Trang - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Xuân cho biết: Sau khi UBND huyện có kế hoạch trồng mía tập trung, xã giao xóm Thanh Trà thực hiện, tất cả các khâu như cày, trồng đều bằng máy, giống mía mới của Thái Lan cho năng suất cao. Bà con chăm sóc cẩn thận, bón phân đúng quy trình, nhờ vậy đến nay mía phát triển lóng đều, cao, mật độ đảm bảo, dự kiến năng suất đạt 110 tấn/ha. Thực hiện mô hình, xóm được huyện hỗ trợ 150 triệu đồng. Đây là năm thứ 2, xóm Thanh Trà thực hiện sản xuất mía tập trung, năm ngoái mía đạt  100 tấn/ha. Tính ra 1 ha đạt hơn 100 triệu đồng, mía lại lưu gốc được thêm 2 năm nữa, người trồng mía lãi hơn 50 triệu đồng/ha. 

Tăng tích tụ ruộng đất sản xuất lớn 

Công ty CP Mía đường Sông Con hiện có gần 7.000 ha mía, trong đó có khoảng 3.000 ha mía chất lượng cao, đạt năng suất gần 80 tấn/ha và có gần 900 ha mía sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn. Xác định thâm canh, nâng năng suất mía là giải pháp cạnh tranh hàng đầu trong bối cảnh khó khăn, 2 năm gần đây Công ty tập trung đầu tư cơ giới hóa để trồng và chăm sóc mía. Bên cạnh đó, công ty đang triển khai giải pháp thuê đất của nông dân để tích tụ diện tích lớn nhằm sản xuất hiệu quả hơn. 

Mía Thái Lan trồng tập trung theo cánh đồng mẫu lớn ở xã Tân Xuân (Tân Kỳ) đạt năng suất 100 tấn/ha. Ảnh: Châu Lan
Mía Thái Lan trồng tập trung theo cánh đồng mẫu lớn ở xã Tân Xuân (Tân Kỳ) đạt năng suất 100 tấn/ha. Ảnh: Châu Lan
Theo đó, công ty đưa ra nhiều cách thức sản xuất cùng với nông dân. Một là đứng ra để thuê toàn bộ diện tích đất trên vùng đất đủ điều kiện để áp dụng các tiến bộ về khoa học và công nghệ trong đầu tư sản xuất mía. Tiền thuê đất công ty sẽ trả trực tiếp cho bên sử dụng đất. Hình thức nữa là góp đất sản xuất với công ty. Nông dân góp nhiều thửa đất nhỏ trên cùng một cánh đồng thành thửa đất lớn để cùng nhau sản xuất mía, đây là mô hình liên kết có hiệu quả cao trong sản xuất mía.

Ông Nguyễn Sỹ Hải - Trưởng phòng nông vụ của Công ty CP Mía đường Sông Con cho biết: Triển khai chủ trương này, vụ xuân 2018, Công ty đã thuê được 100 ha đất xấu, khó sản xuất hoặc sản xuất không hiệu quả từ đó giao lại cho 3 chủ sản xuất để đầu tư thâm canh trồng mía theo đúng quy trình. Công ty rất hoan nghênh các hình thức liên doanh, liên kết của nông dân đối với nhà máy để sản xuất hiệu quả hơn, hai bên cùng có lợi.

Điều kiện đảm bảo trong quá trình góp đất liên kết sản xuất đó là nông dân vẫn được giữ nguyên diện tích đất của mình. Trước khi vào vụ sản xuất mía, nông dân được hưởng trước một khoản lợi nhuận cố định tương đương với giá thuê đất tại thời điểm...Công ty cũng hỗ trợ những người tìm được đối tác cho công ty thuê đất và những người cho công ty thuê lại đất để trồng mía.

Công ty CP Mía đường Sông Con cũng ban hành chính sách kích thích cạnh tranh, như: Nông dân được vay vốn đầu tư giống mới 12 triệu đồng/ha, vay chi phí cày ba chảo, vay chi phí trồng mía bằng máy kết hợp bón phân 3,8 triệu đồng/ha, chi phí chăm sóc mía lưu gốc 1,8 triệu đồng/ha, trong đó hỗ trợ 2,4 triệu đồng/ha (làm đất) và 4,4 triệu đồng/ha trồng mía vụ thu...

 “Năm 2018, huyện Tân Kỳ đẩy mạnh sản xuất mía tập trung trên nhiều cánh đồng lớn và bước đầu yên tâm về hiệu quả. Tích tụ ruộng đất nhằm ứng dụng KHKT vào sản xuất nhưng phải đảm bảo nông dân có lãi, sản phẩm có đầu ra. Hiện nay trên đồng đất Tân Kỳ, trong điều kiện chưa nhiều liên kết với doanh nghiệp, thì cây mía là minh chứng cụ thể cho hiệu quả cao nhất”, ông Nguyễn Công Trung - Trưởng phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Tân Kỳ cho biết. 

Tin mới

Số lượng dự án cấp mới của Nghệ An tăng hơn 39% so với cùng kỳ

Số lượng dự án cấp mới của Nghệ An tăng hơn 39% so với cùng kỳ

(Baonghean.vn) - 5 tháng đầu năm 2023, Nghệ An đã cấp mới 57 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 12.239 tỷ đồng; điều chỉnh 52 lượt dự án; tổng số vốn cấp mới và tăng thêm hơn 14.842 tỷ đồng; số lượng dự án cấp mới tăng 39,02%, tổng số vốn đăng ký cấp mới tăng 1,1 lần so với cùng kỳ.
Câu chuyện buồn dưới chân thành Kẻ Dền

Câu chuyện buồn dưới chân thành Kẻ Dền

(Baonghean.vn) - Là nơi thờ cúng 2 sĩ phu Cần Vương, 3 liệt sĩ hy sinh trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh cùng 2 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng... vậy nhưng, thửa đất này đang bị lấn chiếm một cách ngang nhiên. Chuyện buồn này xảy ra ở xã Văn Thành (Yên Thành) khiến cho nhiều người không khỏi chạnh lòng.
‘Thay trời làm mưa’

‘Thay trời làm mưa’

(Baonghean.vn) - Trong thời tiết nắng nóng cao điểm mùa Hè ở Nghệ An, đa số diện tích trồng chè ở các huyện Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông… vẫn xanh mướt. Để đảm bảo chè xanh tốt dưới nắng nóng, bà con vùng trồng chè đã “làm mưa” bằng cách đầu tư hệ thống tưới.
Đêm nhạc trữ tình tại phố đêm Cao Thắng

Đêm nhạc trữ tình tại phố đêm Cao Thắng

(Baonghean.vn) - Những giọng ca trẻ triển vọng đã cống hiến cho khán giả tại phố đêm Cao Thắng những ca khúc trữ tình sâu lắng, phục vụ người dân trong dịp cuối tuần. Chương trình sẽ được duy trì vào mỗi tối thứ Ba và Chủ nhật hàng tuần.
Bài thơ đặc biệt của người con trai viết về Cha

Bài thơ đặc biệt của người con trai viết về Cha

(Baonghean.vn) - Trong chương trình đêm nay, mời các bạn cùng thưởng thức một bài thơ, một xúc cảm thơ vô cùng lắng đọng, không phải từ một thi nhân gắn bó cả đời với nghiệp viết, mà là của một người đàn ông bình thường, thốt lên những thi từ dung dị mà xúc động trong một phút giây đặc biệt.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 28/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 28/5

(Baonghean.vn) - Người dân điều chỉnh thói quen sinh hoạt nhằm tiết kiệm tiền điện; Các đội bóng tham gia Giải bóng đá Thiếu niên, Nhi đồng Cúp Báo Nghệ An lần thứ 25 năm 2023 hăng say tập luyện; Giải cứu 2 người bị mắc kẹt trong thang máy... là những nội dung chính trong ngày 28/5.
Tiến độ 'rùa' trên cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt đi qua huyện Hưng Nguyên

Tiến độ 'rùa' trên cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt đi qua huyện Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam đi qua huyện Hưng Nguyên dài 25,88Km. Đến tháng 5/2022, địa phương đã hoàn thành bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, chỉ vài vị trí có vướng mắc nhỏ đã và đang được giải quyết. Nhưng đến ngày 27/5/2023, có những đoạn cao tốc vẫn chưa được hình thành...