Kinh tế

Hộ dân vùng biên xứ Nghệ thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi dúi

Đình Tuân 23/06/2024 08:28

Anh Vang Văn Khuê, ở bản Phồng, xã biên giới Tam Hợp (Tương Dương) đã đầu tư nuôi dúi, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Về xã Tam Hợp, huyện Tương Dương hỏi thăm anh Vang Văn Khuê thì gần như ai cũng biết đến. Đó là, hội viên nông dân năng động, dám nghĩ, giám làm, mạnh dạn đầu tư chuyển đổi vật nuôi, lựa chọn con dúi để phát triển kinh
Về xã Tam Hợp, huyện Tương Dương hỏi thăm anh Vang Văn Khuê thì gần như ai cũng biết. Đó là hội viên nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư chuyển đổi vật nuôi, lựa chọn con dúi để phát triển kinh tế. Ảnh: Đình Tuân
Được biết, trước đây anh Khuê nuôi trâu bò và dê, vốn đầu tư nhiều nhưng hiệu quả kinh tế lại không cao phần vì bị dịch bệnh, phần thì giá cả không ổn định lên xuống thất thường. Qua các phương tiện thông tin đại chúng
Được biết, trước đây anh Khuê nuôi trâu, bò và dê, vốn đầu tư nhiều nhưng hiệu quả kinh tế lại không cao, phần vì bị dịch bệnh, phần thì giá cả không ổn định, lên xuống thất thường. Qua các phương tiện thông tin đại chúng, anh Khuê nhận thấy giá trị kinh tế của con dúi, rất dễ thuần hóa, nuôi dưỡng và được thị trường ưa chuộng. Thức ăn của chúng thường là thân tre, nứa, cỏ voi, các thân cây như ngô, mía... sẵn có ở địa phương. Ảnh: Đình Tuân
Đầu năm 2022 anh Khuê đã quyết định đầu tư nuôi dúi. Bước đầu anh đầu nuôi thử nghiệm 50 con dúi, sau một thời gian ngắn thầy dúi sinh trưởng và phát triển tốt anh lại tiếp tục đầu tư mua thêm 200 triệu để cơi nới chuồ
Đầu năm 2022, anh Khuê đầu tư nuôi thử nghiệm 50 con dúi. Sau một thời gian ngắn thấy dúi sinh trưởng và phát triển tốt anh lại tiếp tục đầu tư thêm 200 triệu để cơi nới chuồng trại và mua thêm con giống. Nhờ được chăm sóc cẩn thận nên đàn dúi của gia đình anh Khuê có trên dưới 200 con. Ảnh: Đình Tuân
Anh Vang Văn Khuê chia sẻ “Dúi là một con vật dễ nuôi, ít dịch bệnh. Để dúi phát triển tốt, anh phải thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại. Mùa hè nên phun sương, có thêm quạt điện để làm mát cho vật nuôi, mùa đông
Anh Vang Văn Khuê chia sẻ: “Dúi là con vật dễ nuôi, ít dịch bệnh. Để dúi phát triển tốt, phải thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại. Mùa hè nên phun sương, có thêm quạt điện để làm mát cho vật nuôi, mùa đông thì chuồng trại phải bảo đảm kín gió. Chăm sóc tốt dúi sẽ phát triển nhanh, khoảng 7 - 8 tháng là dúi có thể sinh sản. Mỗi năm đàn dúi sinh sản khoảng 3 - 4 lứa, mỗi con dúi mẹ sinh mỗi lứa từ 3 - 4 con. Mỗi con non từ khi sinh ra khoảng 1 - 2 tháng là có thể đem bán làm con giống. Những con dúi thương phẩm sau 5 - 6 tháng có thể đạt trọng lượng trên 1kg. Dúi thương phẩm được bán với giá 500- 700 nghìn đồng/kg; dúi giống có giá dao động từ 600-800 nghìn đồng/kg". Ảnh: Đình Tuân
Anh Khuê sẵn sàng hỗ trợ người dân địa phương về nguồn giống cũng như chuyển giao khoa học - kỹ thuật chăn nuôi để cùng phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Trong ảnh anh Khuê đang lắp đặt hệ thống quạt làm mát cho
Anh Khuê sẵn sàng hỗ trợ người dân địa phương về nguồn giống cũng như chuyển giao khoa học - kỹ thuật chăn nuôi để cùng phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Trong ảnh, anh Khuê lắp đặt hệ thống quạt làm mát cho dúi. Ảnh: Đình Tuân
Từ mô hình nuôi dúi, mỗi năm gia đình anh Khuê có thu nhập từ không dưới 200 triệu đồng. Dúi thương phẩm của gia đình anh Khuê được các nhà hàng trong và ngoài tỉnh đặt hàng, có thời gian không đủ dúi xuất bán. Hiện, a
Từ mô hình nuôi dúi, mỗi năm gia đình anh Khuê có thu nhập không dưới 200 triệu đồng. Dúi thương phẩm được các nhà hàng trong và ngoài tỉnh đặt hàng, có thời điểm không đủ xuất bán. Hiện, anh Khuê đang dự kiến đầu tư khoảng 1 tỷ để mở rộng trang trại và mua khoảng 1.200 con giống. Ảnh: Đình Tuân
Không chỉ có mô hình nuôi dúi của anh Vang Văn Khuê mà hiện này một số địa phương trên địa bàn huyện Tương Dương cũng đã triển khai nuôi dúi, đơn cử như mô hình của gia đình anh Tống Văn Chiến, ở xã Tam Quang, mô hình
Không chỉ có mô hình nuôi dúi của anh Vang Văn Khuê, hiện nay một số địa phương trên địa bàn huyện Tương Dương cũng đã triển khai nuôi dúi. Đơn cử mô hình của gia đình anh Tống Văn Chiến, ở xã Tam Quang, mô hình của gia đình La Văn Đức, ở xã Lượng Minh... bước đầu đã cho thu nhập ổn định. Hiệu quả từ mô hình này đang mở ra hướng mới trong chăn nuôi của người dân. Ảnh: Đình Tuân

Mới nhất

x
Hộ dân vùng biên xứ Nghệ thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi dúi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO