Khám phá quần thể Di tích Vua Mai ở huyện Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Huyện Nam Đàn - vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra nhiều người con ưu tú, kiệt xuất của dân tộc. Trong hành trình khám phá quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, du khách không thể không đến tham quan quần thể Di tích Mai Hắc Đế.
Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan, sinh ra và lớn lên tại làng Ngọc Trừng, xã Đông Liệt, nay là xã Nam Thái (quê ở làng Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 713, Mai Thúc Loan đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hoan Châu lật đổ ách đô hộ của nhà Đường lập nên nhà nước Vạn An (713 - 722). Ngày nay giữa đỉnh cồn Chèn, nơi thân mẫu và Vua Mai từng sống, đền Mai Thánh Mẫu thờ mẹ Vua Mai đã được xây dựng và tôn tạo khang trang. Ảnh: Huy Thư

Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan, sinh ra và lớn lên tại làng Ngọc Trừng, xã Đông Liệt, nay là xã Nam Thái (quê ở làng Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 713, Mai Thúc Loan đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hoan Châu lật đổ ách đô hộ của nhà Đường lập nên nhà nước Vạn An (713 - 722). Ngày nay giữa đỉnh cồn Chèn, nơi thân mẫu và Vua Mai từng sống, đền Mai Thánh Mẫu thờ mẹ Vua Mai đã được xây dựng và tôn tạo khang trang. Ảnh: Huy Thư

Đền thờ Mai Thánh Mẫu, gồm có chính điện, nhà trù, bia dẫn tích. Công trình được khởi dựng vào năm 2012. Ảnh: Huy Thư

Đền thờ Mai Thánh Mẫu, gồm có chính điện, nhà trù, bia dẫn tích. Công trình được khởi dựng vào năm 2012. Ảnh: Huy Thư

Ngôi nhà tranh vách nứa của mẹ Vua Mai và cây mơ tương truyền nơi Vua Mai cất tiếng khóc chào đời đã được phục dựng sau đền thờ Mai Thánh Mẫu. Ảnh: Huy Thư
Ngôi nhà tranh vách nứa của mẹ Vua Mai và cây mơ tương truyền nơi Vua Mai cất tiếng khóc chào đời đã được phục dựng sau đền thờ Mai Thánh Mẫu. Ảnh: Huy Thư
Cách cồn Chèn khoảng 500m là cồn Dẻ - một quả đồi thấp nằm giữa một vùng đồng ruộng thuộc xã Nam Thái. Đây là nơi an táng thi hài mẹ Vua Mai. Theo các tư liệu lịch sử trong một lần lên núi, bà bị hổ vồ, Mai Thúc Loan và dân làng đã đưa bà về an táng trên đỉnh núi Dẻ. Ảnh: Huy Thư

Cách cồn Chèn khoảng 500m là cồn Dẻ - một quả đồi thấp nằm giữa một vùng đồng ruộng thuộc xã Nam Thái. Đây là nơi an táng thi hài mẹ Vua Mai. Theo các tư liệu lịch sử trong một lần lên núi, bà bị hổ vồ, Mai Thúc Loan và dân làng đã đưa bà về an táng trên đỉnh núi Dẻ. Ảnh: Huy Thư 

Nguyên xưa, mộ mẹ Vua Mai là một gò đất đá. Hiện nay khu mộ bà đã được xây dựng khang trang gồm có mộ, khuôn viên, đường lên xuống. Ảnh: Huy Thư
Nguyên xưa, mộ mẹ Vua Mai là một gò đất đá. Hiện nay khu mộ bà đã được xây dựng khang trang gồm có mộ, khuôn viên, đường lên xuống. Ảnh: Huy Thư  
Cách núi Dẻ khoảng 4 km, trong thung lũng Hùng Sơn, gần sông Lam là khu lăng mộ Vua Mai được xây dựng theo phong cách "tiền miếu hậu mộ". Hiện nay, khu mộ đã được trùng tu với quy mô bề thế. Ảnh: Huy Thư

Cách núi Dẻ khoảng 4 km, trong thung lũng Hùng Sơn, gần sông Lam là khu lăng mộ Vua Mai được xây dựng theo phong cách "tiền miếu hậu mộ". Hiện nay, khu mộ đã được trùng tu với quy mô bề thế. Ảnh: Huy Thư 

Miếu thờ tại khu lăng mộ Vua Mai có nhiều công trình như nhà hạ điện, thượng điện, tả vu, hữu vu, nhà chờ, giếng miếu...Trong ảnh: Bàn thờ Vua Mai ở thượng điện. Ảnh: Huy Thư
Miếu thờ tại khu lăng mộ Vua Mai có nhiều công trình như nhà hạ điện, thượng điện, tả vu, hữu vu, nhà chờ, giếng miếu...Trong ảnh: Bàn thờ Vua Mai ở thượng điện. Ảnh: Huy Thư
Ngay sau khu miếu là mộ Vua Mai. Lăng mộ nằm giữa khu vườn cây cối xanh tươi, quanh năm râm mát. Ảnh: Huy Thư
Ngay sau khu miếu là mộ Vua Mai. Lăng mộ nằm giữa khu vườn cây cối xanh tươi, quanh năm râm mát. Ảnh: Huy Thư
Cách khu miếu mộ khoảng 3 km, tại khối Mai Hắc Đế, thị trấn Nam Đàn có đền thờ Vua Mai. Đền đã được xây dựng khang trang vào thời Nguyễn. Cho đến nay, đền đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Hiện đền có các công trình: Tam quan, thượng điện thờ Vua và gia quyến; trung điện thờ tướng sĩ có công; hạ điện là nơi hành lễ, thờ cúng cộng đồng. Ảnh: Huy Thư

Cách khu miếu mộ khoảng 3 km, tại khối Mai Hắc Đế, thị trấn Nam Đàn có đền thờ Vua Mai. Đền đã được xây dựng khang trang vào thời Nguyễn. Cho đến nay, đền đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Hiện đền có các công trình: Tam quan, thượng điện thờ Vua và gia quyến; trung điện thờ tướng sĩ có công; hạ điện là nơi hành lễ, thờ cúng cộng đồng. Ảnh: Huy Thư

Tại khối Hùng Sơn, đình Khả Lãm là một công trình kiến trúc cổ có bề dày lịch sử, không chỉ là nơi sinh hoạt cộng đồng mà còn là nơi thờ Vua Mai. Đình tọa lạc gần bờ sông Lam, nơi từng là trung tâm hậu cứ Hùng Sơn của nghĩa quân Mai Thúc Loan trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Đường... Ảnh: Huy Thư
Tại khối Hùng Sơn, đình Khả Lãm là một công trình kiến trúc cổ có bề dày lịch sử, không chỉ là nơi sinh hoạt cộng đồng mà còn là nơi thờ Vua Mai. Đình tọa lạc gần bờ sông Lam, nơi từng là trung tâm hậu cứ Hùng Sơn của nghĩa quân Mai Thúc Loan trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Đường... Ảnh: Huy Thư
Quần thể Di tích Vua Mai và Lễ hội Vua Mai được tổ chức hàng năm là di sản vô giá khẳng định sự trường tồn của cuộc khởi nghĩa Hoan Châu, thân thế, sự nghiệp của Vua Mai trong dòng chảy của lịch sử dân tộc. Cùng với những di tích, danh thắng trên địa bàn, quần thể Di tích Vua Mai là điểm đến hấp dẫn của du khách khi về thăm quê Bác. Ảnh: Huy Thư

Quần thể Di tích Vua Mai và Lễ hội Vua Mai được tổ chức hàng năm là di sản vô giá khẳng định sự trường tồn của cuộc khởi nghĩa Hoan Châu, thân thế, sự nghiệp của Vua Mai trong dòng chảy của lịch sử dân tộc. Cùng với những di tích, danh thắng trên địa bàn, quần thể Di tích Vua Mai là điểm đến hấp dẫn của du khách khi về thăm quê Bác. Ảnh: Huy Thư

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.