Khánh thành và đưa vào sử dụng nhà ở cho học sinh, hộ nghèo khu vực biên giới

0:00 / 0:00
0:00
(Baonghean.vn) - Ngày 25/5, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Nghệ An phối hợp nhà tài trợ, nhà trường, địa phương tổ chức lễ khánh thành và đưa vào sử dụng nhà ở cho học sinh bán trú, nhà cho hộ nghèo tại địa bàn xã Đoọc Mạy và Na Loi, huyện Kỳ Sơn.
Khánh thành và đưa vào sử dụng nhà ở cho học sinh, hộ nghèo khu vực biên giới ảnh 1
Đại diện Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An, nhà tài trợ và trường học cắt băng khánh thành và bàn giao công trình nhà ở bán trú cho học sinh Trường Tiểu học Đoọc Mạy, huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Phương Linh

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và nhà tài trợ (chị Huỳnh Thị Min, TP. Hồ Chí Minh) tổ chức khánh thành và bàn giao công trình nhà ở bán trú cho học sinh Trường Tiểu học Đoọc Mạy, huyện Kỳ Sơn.

Công trình được khởi công xây dựng ngày 21/2, có kinh phí đầu tư hơn 1,1 tỷ đồng, với kết cấu kiên cố, bền vững, có quy mô 4 phòng rộng 226m2 đảm bảo nơi ở, sinh hoạt, học tập cho các học sinh bán trú Trường Tiểu học Đoọc Mạy.

Khánh thành và đưa vào sử dụng nhà ở cho học sinh, hộ nghèo khu vực biên giới ảnh 2
Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tặng quà cho các em học sinh Trường Tiểu học Đoọc Mạy, huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Phương Linh

Dịp này, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp nhà tài trợ (chị Nguyễn Thị Hoàng Liên, TP. Hồ Chí Minh) khánh thành nhà ở cho anh Vọng Văn Khăm, ở bản Na Loi, xã Na Loi, huyện Kỳ Sơn. Ngôi nhà được hoàn thành rộng 86m2 đảm bảo điều kiện ăn ở, sinh hoạt lâu dài với tổng kinh phí 145 triệu đồng.

Trong đó, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và nhà tài trợ hỗ trợ 50 triệu đồng, còn lại là sự đóng góp về ngày công xây dựng, kinh phí của cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Na Loi, của địa phương và gia đình.

Khánh thành và đưa vào sử dụng nhà ở cho học sinh, hộ nghèo khu vực biên giới ảnh 3

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp nhà tài trợ khánh thành nhà ở cho anh Vọng Văn Khăm, ở bản Na Loi, xã Na Loi, huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Phương Linh

Việc khánh thành, đưa vào sử dụng các công trình góp phần đảm bảo vật chất phục vụ sinh hoạt, học tập cho con em đồng bào dân tộc trên địa bàn, động viên gia đình có hoàn cảnh khó khăn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống./.

Tin mới

Lê Văn Phi được di lý từ Lào về giao cho Công an Việt Nam để điều tra một số hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Ảnh: HSVA.

Trùm giang hồ khét tiếng Phi ‘đen’ là ai?

(Baonghean.vn) - Sinh ra từ một làng quê xứ Nghệ, Lê Văn Phi, hay còn được biết đến với biệt danh Phi “đen” sớm nổi danh, có số má ở các tỉnh phía Nam. Phi “đen” sớm nằm trong tầm ngắm của các trinh sát bởi được xác định là người đứng đầu một số vụ việc gây mất an ninh trật tự.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/6

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/6

(Baonghean.vn) - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng; Nghệ An lần đầu tiên tổ chức Hội thi Ban Giám sát đầu tư cộng đồng; Thí sinh Nghệ An bước vào môn thi đầu tiên của Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10… là những thông tin nổi bật.
Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất tiếp tục phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính; quán triệt và tham mưu chương trình hành động Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An.
Đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị luật hóa cụ thể vấn đề tuần hoàn nước để đảm bảo an ninh nguồn nước

Đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị luật hóa cụ thể vấn đề tuần hoàn nước để đảm bảo an ninh nguồn nước

(Baonghean.vn) - Chiều 5/6, tiếp tục chương trình làm việc, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đoàn ĐBQH Nghệ An thảo luận tại Tổ 3 cùng đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Kạn và Bạc Liêu.
Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

(Baonghean.vn) - Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 quy định các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, một trong những hạn chế được chỉ ra là tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện.